Các thông số đánh giá chất lượng nước sạch sinh hoạt và sản xuất

30/05/2022 1107

Nước sạch dùng trong sinh hoạt và sản xuất cần được đánh giá chất lượng nghiêm ngặt. Vậy các thông số đánh giá chất lượng nước là gì? Gồm các chỉ tiêu nào? Tiêu chuẩn đánh giá nguồn nước sạch ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Đánh giá chất lượng nước và mức độ ô nhiễm dựa vào các chỉ tiêu cho phép về thành phần hóa học, sinh học đối với từng loại nước. Dù là nước dùng để sinh hoạt hay nước dùng cho sản xuất công nghiệp đều cần đến. Các thông số đánh giá chất lượng nước gồm có những chỉ tiêu cơ bản sau: 

Độ cứng là chỉ số đánh giá chất lượng nước

Các thông số đánh giá chất lượng nước

Độ pH

Đây là một trong những chỉ tiêu xác định đối khi kiểm tra nước cấp và nước thải. Chỉ số này thể hiện sự cần thiết phải trung hòa hay không. Đồng thời biểu hiện tính lượng hóa chất cần thiết cho quá trình xử lý đông tụ, khử khuẩn,.. Bạn có thể dùng máy đo độ PH để kiểm tra chất này trong nước. 

Xem thêm: Độ pH là gì? Đo độ pH để làm gì? Đo bằng gì và đo như thế nào?

SS (solid solved – chất rắn lơ lửng)

Đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong các thông số đánh giá chất lượng nước. Các chất rắn trong nước gồm các chất vô cơ như muối hoà tan, không tan,… Và các chất hữu cơ như xác vi sinh vật, động vật phù du, phân bón, chất thải công nghiệp,… 

SS (solid solved - chất rắn lơ lửng)

Chỉ số SS (solid solved – chất rắn lơ lửng)

Chúng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và gây ô nhiễm nước dùng. Vì thế, cần phải kiểm tra hàm lượng chất rắn có trong nước. 

Độ cứng

Nước được chia thành nước cứng và nước mềm. Trong đó, độ cứng của nước sẽ ảnh hưởng đến các thiết bị gia dụng. Thậm chí là sức khoẻ của con người. Ta cần kiểm tra độ cứng của nước để tránh để xảy ra những tình huống đáng tiếc do nước cứng. Với nước thải, không cần kiểm tra thông số này. Chỉ số này được đo bằng máy đo độ cứng nước.

Xem thêm: Độ cứng của nước là gì? Cách xác định độ cứng của nước

Oxi hòa tan ( DO)

Chỉ số oxy hoà tan DO giúp đánh giá sự ô nhiễm trong nước. Bình thường chỉ số DO khoảng 8 – 10mg/l, chiếm 70 -80 % khi oxi bão hòa. Mức oxi hòa tan trong nước tự nhiên và nước thải phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm và hoạt động hoá sinh của nước. Trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng, oxi được dùng nhiều cho quá trình hóa sinh. Khiến xuất hiện hiện tượng thiếu oxi trầm trọng. Chỉ số này được đo bằng máy đo oxy trong nước.

Chỉ số nhu cầu oxy sinh hoá (BOD)

BOD là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong các thông số đánh giá chất lượng nước.  BOD là Biochemical oxygen Demand, nhu cầu oxy sinh hóa. Đây là lượng ô xy ( gam hoặc miligam O2 theo đơn vị thể tích) cần cho vi sinh vật tiêu thụ để oxy hóa sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối. Trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. 

Chỉ số nhu cầu oxy sinh hoá (BOD)

Chỉ số nhu cầu oxy sinh hoá (BOD)

Chỉ số BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong mẫu nước. Giá trị BOD càng lớn có nghĩa là mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao. Khi đo BOD cần tiến hành ở nhiệt độ tiêu chuẩn. Ví dụ ở nhiệt độ 200C trong thời gian ổn định nhiệt 5 ngày (BOD520).

Chỉ số COD

Gần giống với BOD, COD là Chemical oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học. COD cho thất toàn bộ chất hữu cơ và các chất vô cơ có tính khử. Trong khi BOD chỉ thể hiện các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Vì thế, COD lớn hơn BOD. 

Xem thêm: Chỉ số cod là gì? Chỉ số bod là gì? Ý nghĩa của cod, bod trong nước

Amoniac

Chất amoniac có trong nước thải từ khu dân cư và các nhà máy hóa chất, chế biến thực phẩm,… Nếu amoniac có nhiều trong nước sẽ gây nhiễm độc tới cá và các sinh vật.

Nước thải đô thị

Chất amoniac có trong nước thải từ khu dân cư và các nhà máy hóa chất,…

Phosphat (PO43-)

Phosphat trong nguồn nước không bị ô nhiễm có nồng độ <0,01 mg/l. Nguồn phosphat đưa vào môi trường là phân người, phân súc vật, nước chảy từ ruộng. Và photphat có trong nước thải một số ngành công nghiệp sản xuất. Phosphat không thuộc loại độc hại đối với người.

Clorua (Cl-)

Đo chỉ số Cl cũng là chỉ tiêu quan trọng trong các thông số đánh giá chất lượng nước. Clorua trong nước là do các chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Ngoài ra, sự xâm nhập của nước biển vào các cửa sông, vào các mạch nước ngầm cũng tạo ra Cl trong nước. 

Nếu nước có nhiều Clorua sẽ làm cây trồng kém phát triển, thậm chí gây chết. Hàm lượng Cl cao còn có thể ăn mòn các kết cấu ống kim loại.

Xem thêm: 8 Cách khử clo trong nước nuôi cá và nước sinh hoạt hiệu quả nhất

Nước máy có nhiều clo

Nếu nước có nhiều Clorua sẽ làm cây trồng kém phát triển

Coliform

Vi khuẩn nhóm Coliform (Coliform, Fecal coliform, Fecal streptococci, Escherichia coli …) có mặt trong ruột non và phân của động vật máu nóng. Số liệu Coliform cho chúng ta biết về mức độ vệ sinh của nước và điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh.

Kim loại nặng

Các kim loại nặng như Asen, chì, Crôm(VI), Cadimi, Thuỷ ngân … có mặt trong nước do nhiều nguyên nhân. Do các chất khoáng sản, kim loại có sẵn trong tự nhiên. Hoặc do chất thải từ các công trình xây dựng, khu công nghiệp,… 

Kim loại nặng sẽ có ích nếu chúng ở nồng độ thấp. Tuy nhiên, sẽ rất độc hại nếu kim loại nặng trong nước có nồng độ vượt giới hạn cho phép.

Trên đây là các thông số đánh giá chất lượng nước cơ bản nhất. Người ta đánh giá chất lượng nước thông qua các chỉ tiêu này. Bạn có thể dùng các loại máy kiểm tra nước để tự đánh giá chất lượng nước sinh hoạt của gia đình nhé!