Độ cứng của nước là gì? Cách xác định độ cứng của nước

19/05/2022 1251

Độ cứng của nước là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy độ cứng của nước là gì? Cách xác định như thế nào? Hãy cùng Thiết bị chuyên dụng tìm hiểu ngay nhé!

Độ cứng của nước là gì?

Độ cứng của nước là một chỉ số để đánh giá chất lượng của nước. Chỉ số này được tính bởi hàm lượng khoáng chất hòa tan trong nước. Các khoáng chất gồm nhiều ion kim loại đa hóa trị hòa tan. Chủ yếu là muối có chứa ion Ca2+ và Mg2+. Người ta tính độ cứng nước bằng miligam Canxi Cacbonat (CaCO3) trên một lít. Đơn vị là mg/l. 

Độ cứng là chỉ số đánh giá chất lượng nước

Độ cứng là chỉ số đánh giá chất lượng nước

Căn cứ vào nồng độ Canxi Cacbonat trong nước, người ta chia thành: 

  • Nước mềm có nồng độ dưới 60mg/l.
  • Nước cứng vừa phải có nồng độ 60-120 mg/l.
  • Nước cứng có nồng độ 120-180 mg/l.
  • Nước rất cứng có nồng độ hơn 180mg/ l.

Xem thêm: TDS nước uống là gì? Chỉ số TDS nước bao nhiêu thì uống được?

Phân loại độ cứng của nước

Về độ cứng này, người ta thường chia thành hai loại: độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu.

Độ cứng tạm thời

Độ cứng tạm thời hay còn gọi là độ cứng cacbonat. Được tạo bởi muối Ca và Mg carbonat và bicarbonat. Các chất này hầu như không tan trong nước. Ta có thể dùng các biện pháp tác động vào nước làm mất tính cứng như xử lý bằng nhiệt, ánh sáng,…. Cách làm đơn giản nhất chính là đun sôi nước, tạo ra sự kết tủa. Các muối cacbonat sẽ lắng xuống đáy. 

Phân loại độ cứng trong nước

Phân loại độ cứng trong nước

Phương trình phản ứng quá trình làm mềm nước cứng tạm thời bằng nhiệt:

  • Ca(HCO3)2 => CaCO3 + H2O + CO2
  • Mg(HCO3)2 => MgCO3 + H2O + CO2

Nếu nước có độ cứng tạm thời lớn hơn 100 ppm là nước cứng. Nếu dưới mức 100 ppm sẽ là nước mềm. 

Độ cứng vĩnh cửu

Độ cứng vĩnh cửu còn được gọi là độ cứng không cacbonat. Ngoài các chất Ca và Mg, trong nước này còn có các chất như sunfat, clorua,… Các chất này không kết tủa ở nhiệt độ cao. Vì vậy, ta khó có thể làm mất tính cứng trong nước bằng các biện pháp thông thường. Người ta chỉ có thể thay đổi độ cứng bằng các phương pháp phức tạp và tốn kém. 

Độ cứng vĩnh cửu

Độ cứng vĩnh cửu

Tuy khó xử lý nhưng độ cứng vĩnh cửu của nước lại ít ảnh hưởng đến sinh vật. Còn độ cứng tạm thời lại có ảnh hưởng rất lớn. Bởi thành phần chính của độ cứng tạm thời là các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Chúng hòa tan hoàn toàn nhưng không ổn định và không bền. Các chất này dễ bị phân hủy thành CaCO3, MgCO3 là các chất muối kết tủa. Do đó, người ta thường quan tâm đến độ cứng tạm thời hơn độ cứng vĩnh viễn. 

Xem thêm: Nước cứng là gì và những tác hại của nước cứng

Cách xác định độ cứng của nước

Người ta xác định độ cứng của nước bằng phương pháp complexon hoặc dùng thuốc thử. Cách đo độ cứng của nước phổ biến nhất là dùng máy đo độ cứng của nước. Bạn có thể tham khảo các dòng sản phẩm sau: Máy đo độ cứng Magie HI96719, máy đo độ cứng Canxi HI96720, máy quang đo độ cứng tổng Hanna HI97735,…

"Máy

Máy đo độ cứng của nước Hanna

Ngoài ra, ta có thể nhận biết nước có độ cứng bằng mắt thường, thông qua một số biểu hiện như: 

  • Xuất hiện các mảng trắng trong ấm nước khi đun nước. Đây là biểu hiện của nguồn nước chứa khoáng.
  • Khi dùng với các chất tẩy rửa không có nhiều bọt xuất hiện.
  • Khi pha trà, cà phê sẽ thấy váng mỏng nổi lên. 
  • Các thiết bị chứa nước và các đồ dùng nấu ăn, đun nước,… có nhiều mảng bám, cặn lắng ở dưới đáy. 
  • Các thiết bị trong nhà tắm như toilet, bồn tắm, vòi sen,… bị vàng ố, đóng cặn.
  • Các vòi nước, đường ống trong nhà xuất hiện mảng bám, lớp bụi như đá vôi,… 

Tiêu chuẩn độ cứng của nước 

Tiêu chuẩn độ cứng đối với nước uống và nước sinh hoạt là khác nhau. Căn cứ vào Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng nước, ta có những quy định sau:

  • Đối với nước uống: mức độ tối đa cho phép là 300mg/l.
  • Đối với nước sinh hoạt: mức độ đa là 350mg/l. 
Tiêu chuẩn độ cứng trong nước

Tiêu chuẩn độ cứng trong nước

Nhiều người băn khoăn vấn đề: uống nước cúng có gây hại cho sức khỏe hay không? Vì nước cứng do muối chứa ion Ca2+ và Mg2+ tạo thành nên khi uống, cơ thể sẽ nhận thêm các khoáng chất dưới dạng ion. Tuy nhiên, không nên dùng nước uống có độ cứng trên mức cho phép là 300mg/l. Vì việc nạp quá nhiều chất Ca2+, Mg2+,… sẽ gây ra các bệnh về sỏi thận.Thậm chí gây tắc động mạch do đóng cặn vôi trong thành của động mạch. 

Trong sinh hoạt, nếu nước có độ cứng quá cao, trên mức tối đa sẽ gây ra hiện tượng tắc đường ống nước, tốn nhiều chất tẩy rửa, hao mòn đồ đun nước,… 

Độ cứng trong nước còn có tác động đến sinh vật sống trong môi trường nước. Nếu độ cứng quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của những sinh vật này. 

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về độ cứng của nước cũng như cách xác định độ cứng trong nước. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng máy đo độ cứng của nước, vui lòng liên hệ Hotline hoặc truy cập vào website: Maydochuyendung.com, Thbvn.com để đặt hàng trực tuyến nhé!