Cách thoát hiểm khi có cháy tại nhà chuồng cọp

08/12/2022 887

“Chuồng cọp, lồng chim” tại các khu tập thể cũ gây mất mỹ quan đô thị. Đồng thời chúng cũng đặt ra nhiều lo ngại về việc thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn. Vậy cách thoát hiểm khi có cháy tại nhà chuồng cọp như thế nào? Theo dõi bài viết sau để biết câu trả lời nhé!

Vấn nạn “chuồng cọp, lồng chim”

Nhiều nhà tập thể cũ thường gia cố thêm các phần lồng sắt, “chuồng cọp” để tăng công năng, diện tích sử dụng. Các “chuồng cọp, lồng chim” được hàn kiên cố, không có cửa thoát hiểm. Chúng khiến ngôi nhà trở thành một lồng kín, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi bất ngờ xảy ra cháy. Khi có sự cố xảy ra, người dân chỉ có thể chạy ra cửa chính hướng tới cầu thang chung của chung cư. Lực lượng chức năng cũng khó tiếp cận hiện trường để ứng cứu. 

"Chuồng cọp" tiềm tàng nhiều nguy hiểm

“Chuồng cọp” tiềm tàng nhiều nguy hiểm

Trên thực tế, đã có rất nhiều vụ hỏa hoạn tại nhà có chuồng cọp gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bạn cần chủ động tìm kiếm phương pháp thoát hiểm khi cháy nổ xảy ra. 

Xem thêm: Những cách phòng cháy chữa cháy cơ bản cần biết

Cách thoát hiểm khi có cháy cho nhà chuồng cọp

Hiện nay, nhiều gia đình sống tại các khu tập thể, chung cư có chuồng cọp đã chủ động “cắt chuồng cọp” tạo lối thoát hiểm. Bạn có thể tự thực hiện hoặc gọi thợ cắt, hàn xì đến để làm cửa thoát hiểm cho chuồng cọp. Cách làm như sau: 

Cắt chuồng cọp tạo lối thoát hiểm

Cắt chuồng cọp tạo lối thoát hiểm

  • Bước 1: Bạn dùng máy cắt sắt cắt một khoảng trên chuồng cọp để làm cửa thoát hiểm. Kích thước cửa tối thiểu là 0,6×0,8m, đảm bảo đủ diện tích để người có thể chui qua. Bạn có thể cắt cửa lớn hơn tùy điều kiện thực tế từng căn hộ. 
  • Bước 2: Dùng máy hàn nối lại khung sắt vừa cắt, lắp bản lề để tạo thành cánh cửa có thể đóng mở.

Như vậy, bạn đã tạo được lối thoát hiểm cho khu vực có “chuồng cọp”. Cửa thoát hiểm luôn được khóa bằng khóa treo để tránh kẻ trộm đột nhập. Chìa khóa luôn để gần “chuồng cọp”, nơi tất cả các thành viên trong gia đình đều biết đến và dễ dàng sử dụng. Khóa cửa thường xuyên được đóng mở để tránh trường hợp khóa bị kẹt, gỉ sét. Có thể để thêm búa gần khu vực “chuồng cọp” để có thể phá mở cửa khi gặp sự cố. 

Cửa thoát hiểm tại vị trí "chuồng cọp"

Cửa thoát hiểm tự chế

Bên cạnh việc “cắt chuồng cọp” tạo lối thoát hiểm, bạn cũng cần trang bị thêm thang dây thoát hiểm. Hoặc sắm dây thừng, dây dù chịu lực tốt, có móc treo, độ dài đến mặt đất. Khi xảy ra cháy nổ, người ở trong nhà có thể mở cửa, đu dây xuống đất. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị bình cứu hỏa, mặt nạ phòng độc để chủ động ứng phó nếu có đám cháy xảy ra…

Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy

Nếu không may gặp hỏa hoạn thì bạn cần nắm vững những kỹ năng thoát hiểm sau: 

Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy

Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy

  • Kỹ năng 1: Bạn cần bình tĩnh xác định ngọn lửa và nguồn khói, ổn định tâm lý để tìm cách rời đi càng nhanh chóng và an toàn càng tốt. Hãy di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất và men bờ tường để tìm lối thoát nạn. Nếu không thể vào một lối thoát an toàn, bạn có thể thoát ra từ cửa sổ, ban công hay nhảy qua mái nhà bên cạnh. Lúc này, cửa thoát hiểm ở chuồng cọp sẽ là cứu cánh cho bạn. Tuyệt đối không núp trong nhà vệ sinh.
  • Kỹ năng 2: Bịt khăn có thấm nước lên miệng, mũi để tránh ngạt khí. Quấn chăn thấm nước lên người để tránh cháy quần áo, bỏng da. Dùng chăn ẩm ướt hoặc băng dính bịt kín các khe cửa để tránh khói, khí độc tràn vào phòng. Nếu quần áo bị cháy, hãynằm xuống và lăn qua lại liên tục cho đến khi ngọn lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió sẽ làm lửa cháy nhiều hơn.
  • Kỹ năng 3: Nếu muốn mở cửa, hãy kiểm tra nhiệt độ của cửa trước khi mở bằng mu bàn tay. Khi mở, tránh sang một bên để tránh trường hợp lửa tạt vào người.
  • Kỹ năng 4: Không chen lấn xô đẩy, không sử dụng thang máy để thoát nạn. Bạn cần bình tĩnh di chuyển theo đường cầu thang bộ.
  • Kỹ năng 5: Nếu gặp cháy, nổ tại những nơi tập trung đông người như trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim… Việc đầu tiên phải thật bình tĩnh tìm cách thoát thân. Hoặc tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên hướng dẫn để thoát ra khỏi tòa nhà. Ghi nhớ các lối thoát nạn như cầu thang bộ; đường thoát nạn có biển chỉ dẫn thoát nạn “EXIT” để giải cứu mình.

Bài viết đã hướng dẫn bạn cách thoát hiểm khi có cháy cho nhà chuồng cọp. Hi vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho người đọc.

Nguồn tổng hợp