Chất rắn lơ lửng trong nước là gì? Ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe

09/06/2022 1211

Để đánh giá chất lượng nước, người ta dùng đến nhiều chỉ số khác nhau. Trong đó có chỉ số về chất rắn lơ lửng trong nước SS. Vậy chất rắn lơ lửng trong nước là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào? Chỉ số này có ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường không? Hãy cùng Thiết bị chuyên dụng tìm hiểu ngay nhé!

Chất rắn lơ lửng là gì?

Chất rắn lơ lửng có tên tiếng anh là suspended solids, viết tắt là SS. Chúng dùng để chỉ các hạt rắn nhỏ, nhẹ, không lắng đọng và không tan có ở trong nước. Gồm các hạt vô cơ, hữu cơ, hạt chất lỏng không trộn lẫn với nước, hạt đất sét, phù sa, sợi thực vật,… 

chất rắn lơ lửng trong nước là gì?

SS là các hạt rắn nhỏ, nhẹ, không lắng đọng và không tan có ở trong nước

Lưu ý, không nên nhầm lẫn chất rắn lơ lửng với các chất rắn có thể lắng được, cũng viết tắt là SS (settleable solids). 

Còn tổng chất rắn lơ lửng (Total suspended solids viết tắt là TSS) là khối lượng của toàn bộ các hạt lơ lửng trên. Người ta dùng chỉ số TSS để đánh giá chất lượng nước. Bởi các hạt này là các chất gây ô nhiễm và thường mang theo các mầm bệnh. Kích thước hạt càng nhỏ, tổng diện tích bề mặt trên một đơn vị khối lượng của hạt tính bằng gam sẽ càng lớn. Vì vậy, lượng ô nhiễm mà chúng có thể mang theo sẽ càng cao.

Xem thêm: Tổng photpho trong nước thải là gì? Cách xử lý photpho trong nước thải

Nguyên nhân tạo ra các hạt lơ lửng trong nước

Có nhiều lý do khiến các hạt lơ lửng xuất hiện trong nước. Cụ thể: 

  • Các hạt lơ lửng có sẵn trong nguồn nước tự nhiên. 
  • Do quá trình đất bị xói mòn.
  • Do hoạt động sản xuất, sinh hoạt, kinh doanh của con người. 

Ngoài ra, các hạt SS chủ yếu có trong nước mặt. Ít khi có trong mạch nước ngầm. Vì nguồn nước ngầm đã trải qua quá trình lọc, tách của tự nhiên. 

Xây bể lọc nước

Các hạt lơ lửng trong nước do hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người

Phân loại các hạt lơ lửng trong nước

Có hai loại hạt lơ lửng trong nước, gồm: 

  • Chất rắn lơ lửng phân hủy: Cần một lượng oxy để phân hủy. Làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước. Nếu môi trường nước thiếu oxy thì quá trình phân hủy yếm khí tạo ra H2S và CH4 gây mùi hôi rất khó chịu. 
  • Chất rắn lơ lửng không phân hủy: Ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. 

Ảnh hưởng của TSS đối với sức khỏe và hệ sinh thái

Dù là loại chất rắn phân hủy hay không phân hủy thì SS đều gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Cụ thể, nếu chỉ số TSS cao sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

nước thải công nghiệp

Chỉ số TSS cao ảnh hưởng đến hệ sinh thái

  • Gây thiếu oxy trong nước.
  • Gây cản trở tầm nhìn của sinh vật. 
  • Làm giảm khả năng sinh sản và giảm sức đề kháng của sinh vật. 
  • Giảm sự quang hợp của các thực vật có trong nước, làm giảm lượng oxy tạo ra. 
  • Làm hệ sinh thái dưới nước phát triển chậm.
  • Làm ô nhiễm nguồn nước, đất,… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Đặc biệt, nếu chất rắn lơ lửng trong nước thải hoặc trong nước sinh hoạt nhiễm kim loại nặng hoặc hóa chất độc hại sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chúng sẽ đầu độc hệ sinh thái và khiến con người mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm. 

Xem thêm: Nước nhiễm nitrat có nguy hiểm không? Cách xử lý nitrat trong nước

Phương pháp xác định chất rắn lơ lửng trong nước 

Kiểm tra TSS trong phòng thí nghiệm

Phương pháp xác định chất rắn lơ lửng trong nước này sẽ dựa trên công thức: Tổng chất rắn lơ lửng = Tổng chất rắn – Tổng chất rắn hòa tan.

Người ta dùng các dụng cụ đo cần thiết và tiến hành thí nghiệm phân tích hàm lượng TSS có trong nước. Cách này sẽ cho kết quả phân tích chuẩn xác. Từ đó dễ dàng xác định được chỉ số TSS trong nước. 

SS (solid solved - chất rắn lơ lửng)

Kiểm tra TSS trong phòng thí nghiệm

Kiểm tra TSS ngoài hệ thống xử lý

Ngoài việc mang mẫu nước thử vào phòng thí nghiệm, bạn có thể dùng các loại máy kiểm tra nước chuyên dụng để xác định chỉ số TSS. Với các thiết bị đo hàm lượng TSS cầm tay, bạn có thể đo chỉ số TSS trực tiếp tại hiện trường hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, cách này thường không đảm bảo chuẩn xác như việc phân tích trong phòng thí nghiệm. 

Xem thêm: 4 cách xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất

Cách xử lý chất rắn lơ lửng trong nước thải và nước sinh hoạt

Nếu chỉ số TSS quá cao sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe của con người. Vì vậy, người ta cần xử lý SS có trong nước. Có nhiều cách để xử lý các chất này. Dưới đây là những phương pháp phổ biến nhất, mời bạn đọc tham khảo: 

Dùng bộ lọc hoặc các chất có khả năng keo tụ

Người ta thường dùng bộ lọc để loại bỏ chất rắn trong nước. Hoặc dùng hóa chất như: phèn nhôm, alumina hydroxide, sulfate sắt và vôi. Phương pháp này thường được sử dụng ở những vùng thuộc cấp thành phố.

nhà máy xử lý nước thải

Có nhiều cách làm giảm chỉ số TSS

Dùng men vi sinh

Đây là phương pháp phân hủy sinh học thường được áp dụng. Men vi sinh hiếu khí là khắc tinh của các chất rắn lơ lửng trong nước. Vậy nên, người ta dùng men vi sinh để làm giảm chỉ số TSS của nước. 

Dùng hệ thống lọc nước tổng

Ngoài các cách trên, nhiều nơi còn dùng hệ thống lọc nước tổng đầu nguồn. Giúp loại bỏ các chất rắn trong nước hiệu quả. 

Bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về chất rắn lơ lửng trong nước SS và ý nghĩa của chỉ số TSS. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.