Chia sẻ cách sơn cửa sắt cũ mang đến sự bền đẹp

07/11/2020 2105

Bạn đang có một chiếc cửa sắt bị bong tróc sơn gây mất thẩm mỹ cho cánh cửa. Bởi vậy, bạn có thể tham khảo ngay cách sơn cửa sắt cũ để xóa đi các vết bong tróc để mang đến tính thẩm mỹ cho khu vực cửa ra vào hoặc cửa sổ.

Xác định mức độ rỉ sắt của cửa cũ

Trước khi thực hiện các bước sơn cửa sắt cũ, bạn cũng cần chú ý xác định mức độ rỉ sắt của chiếc cửa để đưa ra được phương pháp sơn hợp lý. Bên cạnh đó, trong trường hợp cửa đã quá cũ, bị hư hỏng nặng bạn nên cân nhắc thay thế bằng các loại cửa mới.

Cửa sắt bị rỉ nhẹ

Chiếc cửa sắt có một số mảng sơn bắt đầu bị bong tróc ra bên ngoài. Đồng thời, trên cửa cũng xuất hiện rỉ sét theo dạng hạt li ti nhỏ.

Khi bạn dùng tay hoặc giấy nhám để chà bóng sẽ thấy các rỉ sét bay mất. Với tình trạng hư hỏng nhẹ này, bạn chỉ cần vệ sinh cửa và tiến hành sơn lại lên bề mặt sắt.

Cửa sắt bị gỉ ở mức độ nhẹ

Cửa sắt bị gỉ ở mức độ nhẹ

Mức độ rỉ sắt trung bình

Trên cửa đã xuất hiện nhiều trình trạng rỉ sắt, các mảng sơn đã bị tróc ra gần hết. Trong đó, cửa còn bị rỉ sắt trực tiếp trên bề mặt kim loại.

Rỉ sét thường có màu nâu hoặc màu đen. Bạn có thể dùng tay bóp vụn được các rỉ sắt này. Trong trường hợp này, bạn cần xử lý bề mặt cửa sắt trước khi sơn lại cửa.

Xem thêm: 

Cửa sắt bị hư hỏng nặng

Đây là trường hợp cửa bị gỉ sắt nặng, trên bề mặt cửa bị khoét sâu vào trong kim loại. Cửa bị gỉ ở mọi vị trí, thậm chí còn bị ăn mòn ở dưới chân cánh cửa, các vị trí thanh sắt trang trí.

Cửa sắt bị gỉ sét nặng cần phải sơn lại

Cửa sắt bị gỉ sét nặng cần phải sơn lại

Xem thêm:  Chống thấm tường nhà bằng cách nào? Nguyên nhân, phương pháp chống thấm

Hướng dẫn cách sơn cửa sắt cũ

Bạn cần nắm được các bước sơn cửa sắt cũ nhanh chóng, đơn giản, đảm bảo hạn chế được gỉ sắt và nâng cao độ bền cho cửa. Hãy cùng Thietbichuyendung.com.vn tìm hiểu các bước sơn cửa sắt cũ bị gỉ, ăn mòn.

Chuẩn bị các dụng cụ

Trước hết, bạn cần phải chuẩn bị các dụng cụ dưới đây:

  • Giấy nhám, bàn chải sắt hoặc máy chà nhám
  • Quạt, chổi phủi bụi, gỉ sắt
  • Vải, khăn khô.
  • Xăng hoặc dung môi.
  • Cọ sơn, cọ lăn, máy phun sơn chuyên nghiệp.
  • Sơn kim loại, chú ý sử dụng sơn mạ kẽm là tốt nhất.

Một số dụng cụ sơn cửa bị sắt

Một số dụng cụ sơn cửa bị sắt

Cách xử lý lớp cửa bị gỉ sắt

Một trong những bước quan trọng nhất khi sơn lại cửa sắt cũ bị gỉ chính là công đoạn xử lý gỉ sắt. Với mỗi mức độ gỉ sắt sẽ có những cách làm khác nhau.

Xử lý các vết gỉ sắt nhẹ bằng giấy nhám

Xử lý các vết gỉ sắt nhẹ bằng giấy nhám

Đối với của sắt bị gỉ nhẹ hoặc ở mức trung bình, bạn có thể sử dụng giấy nhám hoặc bàn chải sắt để xử lý vị trí bị gỉ đó. Tuy nhiên, khi xử lý, bạn cần chú ý cần sử dụng với lực nhẹ, không chà với lực quá mạnh sẽ ảnh hưởng vào đến bề mặt kim loại chưa bị ô xi hóa.

Đối với những loại cửa sắt đang bị gỉ quá nhiều, nặng sẽ rất khó để làm cổng đẹp như cũ. Khi đó, bạn có thể sử dụng máy hàn để hàn đáp vào những khu vực đã bị ăn mòn vào sâu bên trong lớp kim loại.

Sử dụng máy chà nhám để loại bỏ vết gỉ sét

Sử dụng máy chà nhám để loại bỏ vết gỉ sét

Sau khi bề mặt được đầy và phẳng, bạn có thể sử dụng máy chà nhám cầm tay để thực hiện chà nhám cho bề mặt cửa. Lưu ý, bề mặt cửa càng bóng sẽ càng ngăn chặn được các hiện tượng gỉ sét, ô xi hóa.

Sau đó, bạn cần sử dụng chổi phủi bụi để loại bỏ các lớp bụi vẫn còn trên bề mặt của cửa. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc vệ sinh cửa. Bạn có thể dùng xăng, dung môi để lau chùi sạch nhất.

Xem thêm:  Tại sao cửa gỗ bị xệ cánh? Nguyên nhân, cách sửa cửa bị hỏng chi tiết

Các bước sơn cửa sắt cũ bị gỉ sắt

Sau khi hoàn thành bước xử lý gỉ sắt, bạn sẽ cần phải để cho cửa sắt được khô ráo. Sau đó, bạn có thể thực hiện tiếp theo các bước dưới đây:

Sơn lót

Sơn lót luôn được coi là lớp sơn quan trọng để mang đến khả năng chống rỉ sét. Đồng thời, lớp sơn lót tạo nên được độ bám dính lâu dài cho lớp sơn phủ. Nhờ vậy, lớp sơn phủ dễ dàng bám lâu dài, chống bong tróc để duy trì được tuổi thọ cho lớp sơn chính.

Dùng sơn lót cho cửa sắt để chống gỉ và tăng khả năng bám dính cho sơn phủ

Dùng sơn lót cho cửa sắt để chống gỉ và tăng khả năng bám dính cho sơn phủ

Đầu tiên, bạn dùng một cọ sơn quét đều lớp sơn lót trên bề mặt kim loại của cửa sắt. Trong quá trình sơn, bạn cần chú ý trong quá trình sơn cần phải sơn đều tay và phủ kín toàn bộ trên bề mặt cửa mang đến độ phẳng mịn.

Sau khi hoàn thành lớp sơn lót cần để cho lớp sơn khô đi. Lưu ý, bạn nên chọn các loại sơn lót chất lượng cao để có được khả năng chống oxi hóa tốt nhất.

Sơn phủ

Lớp sơn phủ đóng vai trò quyết định cho độ bền của lớp cửa sắt. Đầu tiên, bạn có thể dùng cọ sơn hoặc súng phun sơn để phun trên lớp sơn lót ban đầu. Lưu ý, bạn nên dùng súng phun sơn để lớp sơn được đều hơn, mịn hơn cũng như thời gian sẽ nhanh hơn, tiết kiệm chi phí nhân công.

Lớp sơn phủ giúp chống gỉ, có độ bền cao

Lớp sơn phủ giúp chống gỉ, có độ bền cao

Thông thường, lớp sơn phủ nên được sơn làm hai lần để nâng cao chất lượng mang đến độ bền cho sơn. Khi đó, lớp sơn thứ hai nên mỏng hơn để màu sơn trông đồng đều hơn và tính thẩm mỹ cao. Trong trường hợp, bạn dùng lớp sơn phủ cao cấp, bạn chỉ cần sơn một lớp là được.

Xem thêm:  7 lưu ý thi công sơn mịn đều màu bắt buộc phải biết

Những lưu ý khi sơn cửa sắt cũ bị gỉ

Khi thực hiện sơn cửa sắt cũ bị gỉ bạn cần chú ý những nguyên tắc dưới đây để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể tham khảo ngay những lưu ý dưới đây:

  • Bạn cần chọn những ngày khô ráo, ngày nắng để tiến hành sơn để giúp thời gian khô nhanh hơn, thuận lợi hơn.
  • Hãy luôn sử dụng chất liệu cửa sắt tốt để nâng cao tuổi thọ cho cửa.
  • Bạn nên chọn lớp sơn phù hợp với môi trường, thời tiết như sơn chống nước, sơn chống rỉ, sơn mạ kẽm.
  • Trong quá trình sơn, bạn cần chuẩn bị các đồ bảo hộ an toàn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Bạn cũng nên sử dụng các lớp giấy báo lót hoặc bạt nilong bên dưới cửa để sơn tránh làm sơn rơi xuống sàn làm mất vệ sinh, gây mất thẩm mỹ.

Trên đây là những hướng dẫn cách sơn cửa sắt bị gỉ để biến thành lớp cửa mới hoàn toàn mới, đẹp hơn với độ bền cao hơn. Bạn có thể tham khảo những hướng dẫn sơn cửa để làm mới cho căn phòng của mình. Chúc bạn thành công.