Cúng Rằm tháng 7 ngày nào? Mâm lễ và cách cúng rằm tháng 7

19/08/2021 740

Mặc dù những mối lo ngại về dịch bệnh vẫn đang diễn ra nhưng không vì thế mà nhiều người Việt bỏ đi phong tục cúng rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Vậy, cúng rằm tháng 7 ngày nào tốt nhất? Chuẩn bị mâm lễ và cách cúng ngày rằm tháng 7 như thế nào phù hợp? Bạn hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

Cúng rằm tháng 7 ngày nào thích hợp nhất?

Ngày rằm tháng 7 còn được biết đế là ngày 15, tháng 7 ( âm lịch hàng năm) còn được biết đến là ngày Vu Lan báo hiếu hay ngày Xá tội vong nhân. Theo truyền thuyết nhân gian thì bắt đầu từ ngày 2/7 – 14/7 là ngày cửa ngục được Diêm Vương cho phép mở ra để các vong hồn được trở lại nhân gian và hưởng những lễ vật mà người dân dâng lên. Đến ngày 15/7 âm lịch Quỷ Môn quan sẽ được đóng lại nên các vong hồn sẽ phải quay về âm ty vào ngày này.

Cúng rằm tháng 7 bắt đầu từ ngày mùng 2/7 âm lịch

Cúng rằm tháng 7 bắt đầu từ ngày mùng 2/7 âm lịch

Rằm tháng 7 cũng được biết là ngày Vu Lan có nghĩa là dịp để những người con báo đáp ơn sinh thành của cha mẹ, tìm về cội nguồn yêu thương. Chính vì vậy, việc cúng rằm tháng 7 rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của đại đa số người Việt.

Chính vì vậy, cúng rằm tháng 7 thích hợp nhất là vào các ngày từ mùng 2 tháng 7 – đến ngày 15 tháng 7 âm lịch. Nguyên nhân bởi ngày 15 cửa ngục bắt đầu đóng lại sẽ khiến vong hồn cực thịnh vào ngay đó.

Cách cúng rằm tháng 7 và mâm lễ rằm tháng 7

Cúng rằm tháng 7 thường sẽ cần phải chuẩn bị 3 lễ khác nhau: lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên, lễ cúng cô hồn. Với mỗi lễ cúng sẽ có cách cúng cũng như chuẩn bị mâm lễ khác nhau.

Lễ cúng Phật

Lễ cúng Phật ngày rằm tháng 7 gắn liền với ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Theo quan niệm của Phật giáo đây là dịp để các con cháu nhớ đến công lao sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà cha mẹ. Vì thế với những gia đình theo đạo Phật, tín Phật sẽ cần chuẩn bị lễ cúng Phật.

Lễ cúng Phật cũng được thực hiện tại nhà

Lễ cúng Phật cũng được thực hiện tại nhà

Lễ cúng Phật sẽ cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Các đồ lễ cần chuẩn bị như hoa tươi là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, nước lọc, ngũ quả.

Với mâm lễ cúng Phật, các gia đình sẽ thường phải chuẩn bị những món chay. Dưới đây là một số những món chay thường được dùng để dâng Phật ngày rằm tháng 7: Xôi trắng ruốc nấm hương hoặc xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi vò hạt sen, giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm,…

Lễ cúng dân Phật cần chọn đồ lễ thanh tịnh

Lễ cúng dân Phật cần chọn đồ lễ thanh tịnh

Đặc biệt, khi làm lễ cúng Phật, bạn nên đọc một khóa của kinh Vu Lan giúp hồi hướng đến công ơn của đấng sinh thành. Đây cũng là cách để bạn thể hiện đạo hiếu của phận làm con.

Lễ cúng Gia tiên – Mâm cúng rằm tháng 7 trong nhà

Theo từng gia đình có thể chuẩn bị các mâm lễ cúng gia tiên là đồ chay hoặc đồ mặn. Tuy nhiên, thông thường các gia đình sẽ làm mâm cỗ mặn để dâng tổ tiên.

Đồ lễ cúng gia tiên có thể là đồ chay hoặc độ mặn

Đồ lễ cúng gia tiên có thể là đồ chay hoặc độ mặn

Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị thêm một số đồ lễ như trà, hoa quả, vàng mã mô phòng những đồ vật dành cho người âm như quần áo giấy, dày dép giấy,…

Đặc biệt, với những gia đình cúng thần linh bằng cỗ mặn có gà cần phải dùng gà trống và để nguyên con, cần có thêm rượu, trái cây. Các đồ mặn trong mâm lễ thường là những món ăn truyền thống như gà luộc, canh miến mọc, nem rán, xôi đỗ xanh,…

Lễ cúng cô hồn – Mâm cúng rằm tháng 7 ngoài trời

Đối với mâm cúng cô hồn hay còn gọi là cúng chúng sinh mang ý nghĩa về lòng từ bi của người trần đối với những linh hồn vất vưởng, lai vãng ở cõi trần. Lễ cúng cô hồn sẽ được đặt ở ngoài trời, cụ thể là thường trước cửa của mỗi gia đình và thời gian cúng là vào chiều tối.

Mâm cúng cô hồn thường sẽ không dùng các món mặn mà chỉ dùng các món chay cùng hoa quả, bánh kẹo. Gia đình có thể chuẩn bị các loại hoa quả theo mùa, bim bim, kẹo, 12 bát con cháo trắng loãng, quần áo chúng sinh bằng giấy, tiền vàng, nước lọc, 3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối trắng, 12 cục đường thẻ.

Cúng cô hồn được thực hiện vào chiều tối

Cúng cô hồn được thực hiện vào chiều tối

Sau khi kết thúc lễ cúng, gạo và muối sẽ được các gia đình dải hai bên cổng nhà, vàng mã sẽ được đốt. Tuy nhiên, ở các tỉnh miền Nam sẽ thường có tục giật cô hồn nên nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm tiền lẻ, các món ăn mặn với quan niệm có càng nhiều “cô hồn” đến giật sẽ càng có nhiều lộc.

Khi kết thúc lễ cúng chúng sinh, gạo và muối sẽ được tung ra 2 bên cổng nhà còn vàng mã sẽ được hóa (đốt cháy). Ở một số địa phương (ví dụ như miền Nam), các gia đình còn thường thực hiện tục “giật cô hồn” với quan niệm càng có nhiều người tới giật thì sẽ càng có nhiều lộc.

Những lưu ý khi cúng rằm tháng 7

  • Khi cúng lễ Phật hay cúng gia tiên nên thực hiện vào buổi sáng.
  • Cúng cô hồn nên được thực hiện vào chiều tối.
  • Nếu cúng cô hồn ở trong nhà, khi tung gạo và muối bạn nên đứng trong nhà và tung ra ngoài, không nên đi ra khỏi ngôi nhà để tránh các vong hồn vất vưởng theo vào nhà.
  • Mâm lễ cúng Phật sẽ phải được đặt cao nhất sau đó với đến mâm cúng gia tiên.
  • Trong ngày rằm tháng 7 sẽ có nhiều cô hồn vất vưởng nên bạn sẽ phải ghi rõ họ tên người nhận lên giấy, khi cúng cũng cần đọc to rõ ràng tên hương hồn của người được nhận.