Đất nhiễm mặn trồng cây gì phù hợp nhất?

15/04/2021 2416

Tình trạng xâm nhập mặn liên tục kéo dài trong nhiều tháng đòi hỏi bà con cần có những biện pháp phòng tránh và chuyển đổi loại cây trồng phù hợp để thích ứng với môi trường và đảm bảo cuộc sống. Cùng đọc bài viết dưới đây để xem đất nhiễm mặn trồng cây gì nhé!

Đất nhiễm mặn trồng cây gì phù hợp nhất?

Người nông dân lao đao vì lúa không thể phát triển do hạn mặn

Tháng 3 tháng 4 là thời điểm mức độ xâm nhập mặn cao nhất trong năm tại các tỉnh vùng ĐBSCL. Nước nhiễm mặn theo sông xâm nhập sâu vào đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng đất và nguồn nước dùng để trồng trọt của người dân bị nhiễm mặn ngày càng tăng, làm suy thoái nghiêm trọng nguồn tài nguyên đất và nước. Các giống cây tiêu biểu của vùng như lúa, ngô và hàng loạt cây ăn quả bị chết do thiếu nước tưới tiêu, đất khô nứt nẻ. Trước thực trạng đó, việc chuyển sang loại cây khác có khả năng thích ứng cao với vùng nhiễm mặn là điều cần thiết.

Đất nhiễm mặn trồng cây gì?

Trước tình hình hạn hán và nhiễm mặn nghiêm trọng tại ĐBSCL hiện nay thì câu hỏi “Đất mặn thích hợp trồng cây gì?” chắc hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều người dân. 

Đất nhiễm mặn trồng cây gì?

Cây dừa sinh trưởng tốt ở vùng đất nhiễm mặn

Để giải đáp cho vấn đề này, trước hết chúng ta cần phải phân tích rõ về các mức độ ngập mặn của nước cũng như khả năng chịu mặn của từng loại cây. Bởi tùy vào từng giống cây trồng mà khả năng chống chịu mặn cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Đối với đất có độ nhiễm mặn thấp (Nồng độ muối hòa tan trong đất khoảng 1,28 – 2,56‰), bà con có thể trồng các loại cây như: đậu phộng, lúa, dưa leo, cà chua, tỏi
  • Đối với đất trồng có độ nhiễm mặn trung bình (Nồng độ muối hòa tan trong đất khoảng 2,56 – 5,12‰) thì có thể chọn trồng các loại cây như: củ cải đường, đậu đũa, bí xanh, đậu nành
  • Đối với loại đất bị nhiễm mặn cao (Nồng độ muối hòa tan khoảng 5,12 – 10,24‰) thì chỉ có một số loại cây trồng nhất định chịu được như: dừa, sa bô chê, mãng cầu

Do đó, trước khi lựa chọn đổi sang trồng giống cây gì thay thế trong giai đoạn này, bà con cần xác định rõ độ mặn của đất để chọn cây trồng phù hợp. Để đo độ mặn của đất, bà con có thể sử dụng khúc xạ kế đo độ mặn của muối để có kết quả chính xác nhất.

Ngoài ra, một số loại cây ăn quả có khả năng chịu mặn tốt mà bà con có thể tham khảo bao gồm:

  • Nhóm cây ăn quả chịu mặn trung bình (chịu được nồng độ muối từ 0,4 – 0,6% (EC = 6,3 – 9,4dS/m)) bao gồm: cam, quýt, me, bưởi, xoài.
  • Nhóm cây ăn quả chịu mặn khá (chịu được nồng độ muối trong nước tưới từ 0,6 -1,0% (EC = 9,4 – 15,6dS/m)) gồm những loại cây dừa, mãng cầu xiêm (tháp gốc bình bát), ổi, mít, xoài, nho

Giải pháp chống hạn mặn hiệu quả cho bà con

Giải pháp chống hạn mặn hiệu quả cho bà con

Giải pháp chống hạn mặn hiệu quả cho bà con

Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi đất nhiễm mặn trồng cây gì, bà con cũng cần trang bị cho mình một số kiến thức chống hạn mặn cần thiết để có biện pháp phòng tránh trước và không bị động mỗi khi đến mùa.

Một số giải pháp đối phó hạn mặn mà bạn con có thể áp dụng là:

  • Củng cố hệ thống đê bao của mỗi vườn cho chắc chắn để tránh nước mặn xâm nhập vào vườn.
  • Dự trữ nước ngọt trước khi vào mùa ngập mặn bằng cách sử dụng những túi nilon hoặc bạt dày và đặt dưới gốc cây để tưới trong những tháng thiếu nước
  • Khi độ mặn của nước > 2‰ thì nên hạn chế sử dụng nước này để tưới cho cây
  • Tỉa bớt cành và quả để giảm tỷ lệ thoát hơi nước và nhu cầu cần tưới nước của cây

Trên đây là một số chia sẻ hữu ích cho bà con về giải pháp trồng cây vào mùa hạn mặn. Hy vọng rằng sau những chia sẻ này, bà con đã biết đất nhiễm mặn nên trồng cây gì để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Chúc bà con may mắn!