Gỗ sến thuộc nhóm mấy? Cách nhận biết gỗ sến
04/07/2022 1008
Cây gỗ sến được dùng khá phổ biến trong cuộc sống. Vậy gỗ của cây này thuộc nhóm mấy? Chúng có đặc điểm như thế nào? Cách nhận biết gỗ sến ra sao? Hãy cùng Thiết bị chuyên dụng tìm hiểu ngay nhé!
Gỗ sến thuộc nhóm mấy?
Cây sến là loài cây sống ở những nơi đất tốt và ẩm, cây mọc thành rừng thuần hoặc mọc xen lẫn với cây lim xanh. Cây có độ cao trung bình từ 30 – 35m. Lá của cây có hình bầu dục, dài 6 – 16cm, rộng 2 – 6cm. Đầu lá cây sến hơi tù và có mũi nhọn rộng, thường mọc theo chùm. Quả sến có hình bầu dục (hay hình cầu), dài 2,5 – 3cm.
Theo bảng phân loại gỗ Việt Nam, gỗ sến thuộc nhóm II ( nhóm gỗ 2). Đây là nhóm cây có giá trị kinh tế cao, thuộc dòng gỗ quý hiếm. Các cây trong nhóm 2 thường được dùng để sản xuất đồ nội thất cao cấp. Vậy gỗ sến giá bao nhiêu? So với những loại gỗ thông thường, giá gỗ sến rất cao. Để sở hữu sản phẩm từ sến bạn phải chi ra khá nhiều tiền.
Xem thêm:
- Bảng phân loại nhóm gỗ tự nhiên tại Việt Nam
- Gỗ nhóm 2 là những loại nào? Danh sách gỗ nhóm 2a quý hiếm
Gỗ sến có tốt không?
Là cây thuộc nhóm II nên chất lượng của sến là không thể nghi ngờ. Chúng là dòng gỗ quý, tốt được nhiều người ưu chuộng và săn đón. Để hiểu hơn về loài gỗ này, bạn có thể tham khảo thêm các đặc điểm của gỗ sến dưới đây:
Sến có gỗ màu đỏ nhạt đặc trưng rất đẹp mắt và sang trọng. Theo thời gian, màu gỗ sẽ đậm hơn, tạo vẻ đẹp trầm ấm và cao cấp. Vân gỗ độc đáo và ấn tượng.
Gỗ có tỷ trọng nặng, độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt. Ngoài ra, gỗ còn chống mối mọt và chống cong vênh tốt hơn các loại gỗ tự nhiên khác. Do đó, các sản phẩm làm từ sến đều có tuổi thọ lâu dài, đẹp bền vững theo thời gian.
Đặc biệt, các bộ phận của gỗ sến có tác dụng chữa bệnh. Vì vậy, bạn hoàn toàn an tâm khi sử dụng các sản phẩm gia công từ loại gỗ này.
Gỗ sến có nứt không? Thực tế, đây là nhược điểm của sến. Loại gỗ này cứng, dễ bị nứt nẻ và khó gia công. Người thợ chế tác phải là người có kinh nghiệm và tay nghề cao. Điều này mới có thể đảm bảo các sản phẩm từ gỗ này có chất lượng tốt nhất, bền đẹp và ít bị nứt nẻ.
Sến có mấy loại? Cách nhận biết gỗ sến
Sến có nhiều loại khác nhau, như sến mật, sến cát, sến trắng, sến năm ngón, sến giũa,… Nổi bật nhất là sến mủ, sến mật và sến đỏ. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết và phân biệt các loại sến này. Mời bạn đọc theo dõi!
Gỗ sến mủ
Sến mủ có màu vàng nhạt, theo thời gian sẽ lên màu chuyển sang vàng đậm hoặc đỏ nhạt.
Loại gỗ này có giác, lõi phân biệt. Bề mặt gỗ có những sợi sẫm màu, khá bóng loáng do có tinh dầu. Chúng có tỷ trọng nặng và khá cứng, thường được sử dụng trong chế tác nội thất gỗ.
Gỗ sến mật
Sến mật có màu nâu đỏ và độ cứng tốt. Tuy nhiên, loại gỗ này dễ nứt nẻ và khó chế tác hơn các loại khác. Nhưng các sản phẩm từ sến mật lại có độ chịu lực cực kỳ tốt. Do đó, loài gỗ này có giá trị vô cùng cao trên thị trường.
Ngoài gỗ, hạt và lá của cây này còn có tính ứng dụng rất cao. Hạt sến mật dùng làm đồ ăn, dùng trong công nghiệp chiết xuất dầu béo. Còn lá sến mật được nấu thành cao có tác dụng trị bỏng rất tốt.
Xem thêm: Gỗ gõ đỏ là gì, đặc điểm và ứng dụng của gỗ gõ đỏ
Sến đỏ
Sến đỏ có màu nâu đỏ nhạt đặc trưng cùng vân gỗ đẹp mắt. Chúng có độ cứng cao và khó gia công, cường độ chịu lực lớn. Sến đỏ được sản xuất thành các sản phẩm cao cấp mang giá trị kinh tế, giá trị thẩm mỹ cao. Loại gỗ này còn được chế tác thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, điêu khắc rất ấn tượng.
Ngoài ra, sến đỏ ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè, không bị đổ mồ hôi khi sử dụng. Bởi vậy, loại gỗ này được nhiều người ưa thích, đồng thời giá của chúng cũng rất cao.
Bên cạnh các loại trên, thì thị trường còn có loại gỗ sến Nam Phi. Đây là loại gỗ được nhập khẩu từ Nam Phi, màu đỏ nâu, cứng, khó gia công, dễ nẻ và chịu được cường độ lớn. Tuy nhiên, chất lượng và giá của nó không bằng sến tại Việt Nam.
Ứng dụng của sến
Gỗ sến có tính ứng dụng cao, thường được dùng để sản xuất dược liệu và chế tác đồ nội thất. Trong lĩnh vực y học, sến có tác dụng phòng ngừa, chữa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Vỏ sến có vị chát, có tác dụng ngăn ngừa, làm chậm sự lên men của đường thốt nốt. Vì thế, người lớn tuổi thường dùng vỏ sến để ăn trầu để bảo vệ răng miệng. Hoa sến được sử dụng làm thuốc trợ tim, hạ sốt.
Trong lĩnh vực sản xuất, chế tác đồ nội thất, sến là nguyên liệu chất lượng có giá trị kinh tế cao. Chúng được làm thành các sản phẩm như: giường ngủ, sập gỗ, tủ, bàn ghế, cửa gỗ, cột trụ nhà, cầu thang, trần nhà,… Bên cạnh đó, sến được làm thành đồ gỗ mỹ nghệ có tính phong thủy. Ví dụ như tượng gỗ, lục bình gỗ, tràng hạt, vòng tay,… Các sản phẩm này vừa có tác dụng trưng bày, thẩm mỹ lại còn tốt cho sức khỏe.
Bài viết đã cung cấp các thông tin cơ bản về gỗ sến. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích với bạn.