Gỗ trắc có mấy loại? Cách nhận biết gỗ trắc đơn giản

02/06/2022 1368

Gỗ trắc loại gỗ quý hiếm có giá trị cao, được nhiều người yêu thích. Vậy gỗ trắc có mấy loại? Cách nhận biết loài gỗ này như thế nào? Hãy cùng Thiết bị chuyên dụng tìm hiểu ngay nhé!

Gỗ trắc là gì?

Cây gỗ trắc còn được gọi là Cẩm Lai Nam Bộ, có tên khoa học là Dalbergia Cochinchinensis. Loài cây này có thân lớn, thịt gỗ rắn chắc và trọng lượng rất nặng. Thớ gỗ dẻo dai và khó đứt gãy nên rất thích hợp để làm đồ gỗ, bàn ghế, tủ giường,…

Gỗ trắc

Gỗ trắc

Cây trắc sinh trưởng ở khu vực Đông Nam Á. Nhiều người thắc mắc gỗ trắc thuộc nhóm mấy? Đây là loài cây quý hiếm thuộc nhóm I. Chúng sinh trưởng chậm và có giá trị kinh tế rất cao. 

Xem thêm: Gỗ hương thuộc nhóm mấy? Cách nhận biết các loại gỗ hương

Đặc điểm của cây trắc

Gỗ bền chắc và có tuổi thọ cao

Đặc điểm đầu tiên của loài gỗ này chính là sự bền chắc. Thân cây rất to, thịt cứng, chắc, nặng nhưng lại có tính dẻo dai. Chúng lại không bị cong vênh, không mối mọt hay bị tác động từ thời tiết mưa nắng khắc nghiệt. Vì vậy, những sản phẩm làm từ cây trắc rất bền, có giá trị sử dụng lâu, có thể lên đến hàng trăm năm. 

Đường vân và màu sắc đẹp, tính thẩm mỹ cao

Đường vân của gỗ này rất đẹp và ấn tượng. Nó như một đám mây nhẹ nhàng, sắc nét và vô cùng sống động. Mùi của gỗ không thơm mà hơi chua nhẹ. Tuy nhiên, bên trong thân gỗ vẫn chứa tinh dầu nên vẫn giúp gỗ có độ sáng bóng nhất định. Các sản phẩm từ cây trắc có giá trị thẩm mỹ cao, vừa sang trọng, vừa đẳng cấp.

Vân gỗ trắc

Đường vân gỗ đẹp mắt

Gỗ tự nhiên, lành tính

Vì lấy từ cây trắc tự nhiên nên các sản phẩm làm từ trắc rất an toàn, lành tính. Không có hại hay ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. 

Gỗ quý hiếm

Trên bảng phân loại gỗ Việt Nam, cây này được xếp vào nhóm gỗ quý loại I. Hiện nay, cây trắc ngày càng khan hiếm do việc khai thác trái phép. Hầu như, các sản phẩm từ cây trắc đều phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. 

Xem thêm: Gỗ gì quý nhất? Top 9 loại gỗ quý nhất thế giới

Gỗ trắc có mấy loại?

Cây trắc đỏ

Trắc đỏ hay còn gọi là hồng mộc bởi chúng có màu đỏ rất đặc trưng. Thân cây lớn và nhiều cành. Đây là loài gỗ quý hiếm nhất hiện nay. Đặc điểm của trắc đỏ là cứng, chắc tay và có mùi thơm nhẹ. Để lâu, màu của gỗ chuyển sang màu đen. Nhưng sẽ không đen rõ như cây trắc đen. 

Trắc đỏ

Trắc đỏ

Người ta quan niệm rằng: sử dụng đồ làm từ trắc đỏ sẽ mang lại nhiều tài lộc và may mắn.Vì vậy, loại gỗ này được rất nhiều người săn đón. Vậy gỗ trắc đỏ giá bao nhiêu? Mức giá còn tùy thuộc vào từng thời điểm, nhưng đều vô cùng cao. 

Cây gỗ trắc đen

Giống với trắc đỏ, trắc đen cũng nằm trong danh sách những loài quý hiếm nhất ở Việt Nam. Chúng có màu đen xám ấn tượng. Bên trong lõi có màu đen sẫm, khi làm thành phẩm, gỗ có độ bóng đẹp hơn các loại khác rất nhiều. 

Ngoài tính thẩm mỹ, trắc đen còn có ưu điểm về độ bền. Nó được xếp vào hàng nhất nhì về độ bền bỉ, tuổi thọ lâu đời trong làng đồ gỗ. Nên không khó hiểu khi trắc đen cũng có giá vô cùng cao. Vậy gỗ trắc đen giá bao nhiêu? Nó cũng có giá cao không kém trắc đỏ. Để sở hữu sản phẩm từ trắc đen, bạn phải bỏ ra số tiền rất lớn. 

Trắc đen

Trắc đen

Gỗ trắc xanh

Trắc xanh có vẻ đẹp lung linh huyền ảo vô cùng lạ mắt với màu xanh ngọc bích. Vân gỗ có thể biến đổi màu sắc khi có ánh sáng chiếu vào. Không chỉ đẹp mắt, trắc xanh còn có tính bền và tuổi thọ rất cao. Người ta thường dùng trắc xanh để làm tràng hạt, vòng tay, trang sức,… hoặc đồ nội thất. 

Xem thêm: 5 lợi ích khi dùng đồ gỗ tự nhiên

Trắc Nam Phi

Trắc Nam Phi được nhập khẩu từ Nam Phi, thường được gọi là trắc ngô. Chúng không chứa tinh dầu nên không có mùi thơm. Tuy nhiên, màu sắc hay độ bền thì trắc Nam Phi không hề kém các loại khác. Giá của loại gỗ này cũng rẻ hơn các loại gỗ trên. 

Trắc vàng

Trắc vàng có đặc điểm giống với các loại trắc đen hay trắc đỏ. Loại gỗ này rất cứng và bền. Điểm khác biệt nằm ở màu sắc của gỗ. Khi để lâu, trắc vàng sẽ chuyển sang màu sẫm rất ấn tượng. Vậy nên, trắc vàng càng để lâu càng giá trị. Tuy nhiên, giá của trắc vàng vẫn không bằng trắc đỏ hay trắc đen. 

Cây trắc bách diệp

Cây trắc bách diệp

Ngoài ra, trên thị trường còn có một loài cây tên là trắc bách diệp. Nhiều người băn khoăn không biết đây có phải là một dòng của cây trắc hay không? Thực tế, trắc bách diệp, bá diệp là loài cây thuộc họ trắc bách (hay còn gọi là hoàng đàn). Có tên khoa học là Platycladus orientalis. Cây trắc và trắc bách diệp là hai loại cây hoàn toàn khác nhau. 

Lá và hạt trắc bách diệp được dùng làm thuốc trong đông y hoặc làm đẹp. Còn gỗ trắc bách diệp, bá diệp thì ít khi được dùng làm đồ nội thất. 

Cách nhận biết gỗ trắc

Cây trắc có những đặc trưng rất nổi trội. Vậy nên bạn có thể dễ dàng nhận biết gỗ trắc thông qua những đặc điểm sau: 

  • Gỗ rắn chắc, sờ vào thấy rất cứng và chắc tay. Mùi hương nhẹ dễ chịu và không bị mọt. Đôi khi có mùi chua nhẹ. 
  • Gỗ có tinh dầu nên rất bóng đẹp. Ta có thể nhận biết bằng giấy ráp hoặc mắt thường.
  • Vân gỗ xoắn và uốn lượn, tạo nhiều lớp chìm nổi đẹp mắt. 
  • Khi đốt, gỗ tạo ra tiếng nổ nhỏ và mùi thơm. Khi cháy, gỗ sẽ sùi nhựa và để lại tro màu trắng. 

Ứng dụng của cây trắc

Cây trắc là cây quý hiếm có giá trị vô cùng lớn, tính ứng dụng cũng rất cao. Trắc thường được dùng để làm nhà, lát sàn, chế tác các sản phẩm nội thất như bàn ghế, giường tủ,… Ngoài ra, người ta còn dùng trắc để làm tượng, điêu khắc trang trí ở đình chùa, miếu mạo,… 

Bài viết đã cung cấp các thông tin về gỗ trắc và cách nhận biết chúng. Mong rằng kiến thức này sẽ giúp bạn chọn lựa được sản phẩm nội thất phù hợp cho gia đình.