Hướng dẫn ngâm rượu tỏi và sử dụng đúng cách

29/08/2020 279

Rượu tỏi có công dụng như thế nào? Cách ngâm và sử dụng ra sao? Bạn đã nắm được chưa?

Công dụng của rượu tỏi

Rượu tỏi được biết đến là một loại thuốc dân gian, có thể uống được, nó giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể con người. Ngoài ra, đây còn được coi là loại thuốc dùng để xoa bóp giúp làm tan các vết tím bầm trên người. Công dụng cụ thể như sau:

Hỗ trợ chữa bệnh về xương khớp

Theo một số nghiên cứu, tỏi chứa chất chống ô xy hóa, nó giúp giảm đau, ngăn chặn phản ứng viêm trong cơ thể. Vậy nên, nếu bạn sử dụng rượu tỏi nó có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình tái tạo, lành các bệnh về xương, khớp.

Vậy, với người bệnh như viêm khớp dạng thấp, vôi hóa, nhức mỏi. Sử dụng một lượng nhỏ rượu tỏi hoặc tỏi trong thức ăn sẽ giúp việc điều trị bệnh dễ dàng hơn.

Rượu tỏi chữa bệnh xương khớp

Rượu tỏi chữa bệnh xương khớp

Hỗ trợ chữa bệnh đường hô hấp

Rượu tỏi được biết đến với tính sát trùng cao nên nó hỗ trợ chữa trị viêm họng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng rượu để súc miệng hoặc dùng 1 vài ngụm nhỏ. Điều này giúp bạn trong quá trình chữa lành các bệnh như: ho, cảm cúm,…
Tuy nhiên, rượu tỏi cần ngâm đủ thời gian mới phát huy tác dụng. Nó không được đánh giá cao khi bạn uống quá sớm.

Giúp chữa bệnh tim mạch

Với tác dụng hỗ trợ trong điều chỉnh, cân bằng huyết áp thúc đẩy điều trị xơ vữa động mạch, rượu tỏi ngâm cũng được tin dùng nhiều hiện nay. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng vì có thể gây một số tác dụng xấu, cần chú ý đến liều lượng.

Chính vì lẽ đó, rượu tỏi chỉ được dùng trong hỗ trợ điều trị bệnh, không nên dùng như một phương thuốc.

Rượu tỏi giúp chữa bệnh về tiêu hóa

Với một số trường hợp như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua,… bạn có thể sử dụng rượu tỏi sau ăn (khoảng 1 thìa cà phê)

Thức uống này hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng từ đường tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn cần dùng với lượng vừa phải, không nên uống quá nhiều vì có thể gây nóng trong người.

Hướng dẫn ngâm rượu tỏi đúng cách

Nguyên liệu

Cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau:

  • Tỏi: 300gr, ngon nhất nên chọn tỏi Lý Sơn.
  • Rượu gạo (loại 40 – 42 độ)
  • Chum hoặc lọ đựng sạch.
Nguyên liệu làm rượu tỏi

Nguyên liệu làm rượu tỏi

Cách tiến hành

  • Đầu tiên, bạn cần bóc vỏ tỏi, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, nên cắt lát mỏng để tăng tác dụng của tỏi.
  • Tiếp đến, xếp lát tỏi vào vật đựng, cho rượu vào theo tỉ lệ 1 phần tỏi 2 phần rượu.
  • Cuối cùng, đạy nắp và đợi khoảng 2 tuần là có thể sử dụng được.
Cách ngâm rượu tỏi

Cách ngâm rượu tỏi

Chú ý, bạn nên chọn loại rượu có độ cao (40 – 42 độ), trong quá trình chọn rượu, có thể dùng máy đo nồng độ rượu để kiểm tra. Nên bảo quản rượu tỏi trong phòng có nhiệt độ trung bình khoảng 25 độ C để đảm bảo chất lượng rượu. Thời hạn sử dụng của rượu tỏi là trong vòng 1 năm.

Để có thể chọn được rượu thích hợp, tham khảo ngay bài viết này: Độ rượu là gì? Đo độ rượu bằng gì?

Cách sử dụng rượu tỏi không phải ai cũng biết

Có 2 cách để dùng rượu tỏi đó chính là uống và xoa bóp. Với mỗi cách dùng rượu tỏi lại phát huy các công dụng khác nhau.

Với cách sử dụng là uống, bạn có thể sử dụng sau mỗi bữa ăn. Cần kiểm soát liều lượng để hạn chế các tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động, làm việc.

Cách sử dụng rượu tỏi

Cách sử dụng rượu tỏi

Dùng rượu tỏi như một loại thuốc xoa bóp bằng cách ngâm thật đặc dùng với những vị trí trên cơ thể bị đau hoặc mỏi. Bạn lấy một lượng nhỏ xoa lên vùng da và thực hiện xoa bóp giúp rượu thấm vào người dễ dàng hơn.

Rượu tỏi được sử dụng nhiều hiện nay như một phương thuốc giúp bồi bổ sức khỏe, nhất là với đấng mày râu hiện nay. Để có một chai rượu tỏi ngon, yếu tố cần thiết đó chính là chọn loại tỏi có chất lượng tốt, loại rượu có độ rượu thích hợp, đặc biệt, dụng cụ ngâm thật sạch.

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn hướng dẫn ngâm rượu tỏi và sử dụng đúng cách. Bạn hãy truy cập ngay vào thietbichuyendung.com.vn để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích cho mình nhé!