Kinh nghiệm theo dõi phản ứng của trẻ em sau khi tiêm chủng
16/10/2021 1267
Sắp tới, trẻ em trong từng độ tuổi khác nhau sẽ được tiến hành tiêm chủng vaccine Covid 19 theo quy định của Bộ Y tế. Việc tiêm phòng cho trẻ em là điều cần thiết để tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ. Vậy cần phải theo dõi phản ứng của trẻ em sau khi tiêm chủng phòng các bệnh nói chung và tiêm vaccine covid 19 như thế nào? Bạn có thể tham khảo những hướng dẫn dưới đây.
Phản ứng của trẻ thường xảy ra sau tiêm chủng
Việc tiêm vaccine Covid 19 mang đến những lợi ích giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh cũng như nguy cơ gây tử vong cao khi mắc bệnh ở trẻ. Sau khi tiêm chủng, trẻ em thường sẽ có một số những phản ứng thường thấy bao gồm:
Các phản ứng thông thường
Những phản ứng thông thường được đánh giá ở mức độ nhẹ và có khả năng tự khỏi. Các phản ứng này sẽ xuất hiện sau khi tiêm:
- Đau, sưng đỏ và mẩn ngứa ở vị trí tiệm.
- Các triệu chứng khác như sốt dưới 39 độ C, mệt mỏi, chán ăn, khó chịu.
Tiêm vaccine với các phản ứng nhẹ
Xem thêm:
- Những hiện tượng sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine Covid-19
- Tiêm vacxin không bị sốt hay bị sốt sẽ tốt hơn?
Phản ứng nặng sau tiêm chủng
Bên cạnh những phản ứng thông thường, các phản ứng nặng được đánh giá nghiêm trọng. Các bậc cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ để có hướng giải quyết kịp thời. Dưới đây là một số những phản ứng nặng sau khi tiêm vaccine.
- Khóc thét, co giật, hôn mê li bì.
- Thở khò khè, khó thở, tím tái.
- Đau quặn bụng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa
- Đau ngực, tim đập mạnh, mạch nhanh,
- Mất khả năng nói, khả năng cử động,
- Hạ huyết áp, rối loạn ý thức,…
Phản ứng nặng sau tiêm như khó thở
Với những trường hợp sốc phản vệ nặng ở trẻ, cha mẹ cần liên hệ ngay với cơ quan y tế để được hướng dẫn xử lý. Hoặc, cha mẹ có thể đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời, tránh để tình trạng sốc phản vệ chuyển biến nặng hơn.
Xem thêm: Có cần phải test kiểm tra dị ứng trước tiêm vaccine Covid-19 không?
Những lưu ý sau khi tiêm vaccine cho trẻ
Khi cho trẻ tiêm vaccine, các cha mẹ cần nắm được những lưu ý là khuyến cáo của Bộ Y tế để đảm bảo theo dõi tốt nhất tình trạng của trẻ. Từ đó, có những phát hiện kịp thời ở trẻ tránh để trẻ có hiện tượng sốc phản vệ chuyển biến nặng.
Theo dõi tại nơi tiêm vaccine – 30 phút sau tiêm
Quy quy định của Bộ Y tế, tất cả người dân sau khi tiêm vaccine đều cần phải ở lại nơi tiêm chủng 30 phút. Tại đây, nhân viên y tế sẽ theo dõi tình trạng của trẻ tránh hiện tượng sốc phản vệ nặng có thể xây ra ngay sau khi tiêm.
Theo dõi tại chỗ sau tiêm 30 phút
Trước vào sau khi tiêm, trẻ sẽ được đo nhiệt độ, kiểm tra qua vị trí tiêm. Sau đó, trẻ sẽ được cho ra về và tiến hành theo dõi sức khỏe tại nhà.
Chăm sóc sức khỏe tại nhà
Sau khi trẻ được cho về, cha mẹ cần theo dõi tình trạng của trong vòng từ 24h – 48h với nhiều dấu hiệu khác nhau như: tinh thần, khả năng thời, kiểm da da của trẻ có xuất hiện mẩn ngứa, vết tiêm không bị sưng đỏ.
Cha mẹ cần chú ý:
- Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, đặc biệt để trẻ uống nhiều nước.
- Kiểm tra trẻ thường xuyên, nhất là vào tối và ban đêm.
- Trong trường hợp trẻ bắt đầu sốt cần tiến hành đo nhiệt độ, chườm mát, dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn.
- Lưu ý, không nên đắp các chất hoặc lá vào vị trí tiêm của trẻ để tránh nhiễm trùng nếu bị sưng tấy.
- Với những trường hợp phản ứng nặng dưới đây, cha mẹ cần cho trẻ đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
- Trẻ có biểu hiện co giật, khó thở, tay chân lạnh toát, nổi vân tím.
- Trẻ có hiện tượng sốt cao liên tục trên 39 độ C, sốt trên 3 ngày.
- Vị trí tiêm bắt đầu sưng, cứng, đau, có quầng đỏ với kích thước lớn.
Trẻ sốt cao trên 39 độ cần được đưa đến bệnh viện
Một số cách xử lý khi có phản ứng phụ
Đối với phản ứng vị trí tiêm xuất hiện sưng đó, gia đình không đắp chất hay vật vào vị trí tiêm. Khi bắt đầu có quầng đỏ to và rộng, cứng sẽ cần đưa trẻ đi khám ngay.
Với những trường hợp sốt dưới 38,5 độ C, các mẹ cần chườm mát bằng nước hoặc dùng các miếng hạ sốt. Đối với trẻ sốt trên 38,5 độ sẽ cần sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Như vậy, việc tiêm vaccine covid 19 cho trẻ là điều cần thiết để bảo vệ trước những diễn biến của đại dịch đang ngày càng phức tạp. Cùng với đó, cha mẹ cũng cần quan tâm, theo dõi sát tình trạng của trẻ sau khi tiêm để tránh các sự cố không mong muốn có thể xảy ra.