Năm 2022 – Dịch Covid-19 nóng lên toàn thế giới [Cập Nhật Mới Nhất 4/7]
04/07/2022 978
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận số ca nhiễm nCoV đã tăng 18% tại 110 quốc gia, đang ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2022. Và số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 gia tăng tại nhiều khu vực, chủ yếu do hai biến chủng phụ của Omicron là BA.4 và BA.5 lây lan nhanh chóng.
Cập Nhật Diễn Biến Dịch Covid-19
Biến chủng BA.5 lần đầu được phát hiện tại Nam Phi vào tháng 1, đến nay, nó đã trở thành chủng phổ biến tại một số quốc gia như Isarel, Đức… gia tăng nhiều nhất là Đông Địa Trung Hải, châu Âu, Đông Nam Á và châu Mỹ, tăng mạnh nhất ở Nam Mỹ (24,6%).
BA.4 và BA.5 chiếm 55% tổng số ca mắc mới. Tuy nhiên trên toàn cầu, số ca tử vong vẫn đang ở mức trung bình.
WHO cho biết các biến chủng phụ BA.4 và BA.5 tiếp tục chiếm ưu thế trong đợt lây lan mới, nhanh hơn biến chủng cũ (BA.2) và có thể trốn tránh miễn dịch một cách hiệu quả, song chưa có bằng chứng về tỷ lệ trở nặng.
Cụ thể Paul Bieniasz, giáo sư tại Đại học Rockefeller, cho biết BA.5 có thể vượt qua hàng rào kháng thể do tiêm chủng hoặc nhiễm bệnh tự nhiên trước đó. Để xác nhận điều này, các nhà khoa học tại Đại học Columbia đã thử nghiệm kháng thể từ người từng nhiễm Omicron trước đây với các biến chủng phụ. Họ phát hiện chúng hiệu quả ngăn ngừa BA.1 và BA.2, song giảm tác dụng nhiều lần trước BA.5.
Các nhà khoa học coi đây là một phần xu hướng phát triển tự nhiên trong quá trình tiến hóa của virus.
“Các biến chủng trong tương lai sẽ có nhiều đột biến cho phép chúng trốn tránh kháng thể mà con người tạo ra sau tiêm chủng hoặc mắc bệnh”, giáo sư Bieniasz nói.

Hình ảnh hiển vi của một mẫu nCoV được phân lập từ bệnh nhân tại Mỹ.
Việt Nam xuất hiện biến chủng BA.5 của Omicron
Ngày 27/6, giáo sư Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết Việt Nam đã ghi nhận biến chủng phụ BA.5 của Omicron.
Nhưng nội dung cụ thể về ca nhiễm BA.5, thời gian phát hiện, đặc điểm dịch tễ… chưa được tiết lộ. Theo ông Lân, việc xuất hiện biến chủng mới được cảnh báo từ trước, là tất yếu do sự mở cửa giao lưu về kinh tế, thực hiện bình thường mới.
Bộ Y tế tiếp tục theo dõi biến chủng mới và thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ đó điều chỉnh và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Hành khách tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan, ngày 8/6
Dễ lây lan nhưng chưa chắc gây triệu chứng nặng
Mặc dù biến chủng phụ của Omicron là BA.4 và BA.5 có khả năng lây lan nhanh, vượt trội hơn những chủng cũ (có thể do đột biến F486V và các đột biến khác trong bộ gene).
Dù vậy, BA.5 dường như ít gây triệu chứng nguy hiểm. Theo một số chuyên gia, nguyên nhân là do biến chủng mới lây lan hiệu quả ở đường hô hấp trên (mũi và họng) hơn là phổi, ít gây ra các ca tử vong so với giai đoạn trước của đại dịch.
Các chuyên gia chưa kết luận về triệu chứng đặc trưng của BA.5. Tuy nhiên, họ cho rằng biểu hiện của người bệnh sẽ giống với các chủng Covid-19 trước đó, bao gồm ngạt mũi, đau nhức cơ thể, đau họng, hắt hơi, đau đầu, ho, mệt mỏi.
4 triệu chứng thường gặp khi mắc biến thể Omicron BA.5 và BA.4
Dưới đây là những triệu chứng thường gặp khi nhiễm Omicron, trong đó bao gồm cả BA.5 và BA.4.
Theo CDC Mỹ, sau đây là các triệu chứng COVID-19 thông thường:
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Ho
- Hụt hơi hoặc khó thở
- Mệt mỏi
- Đau cơ hoặc tê mỏi người
- Đau đầu
- Mất vị giác hoặc khứu giác
- Viêm họng
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
- Buồn nôn hoặc nôn
- Tiêu chảy
Theo CDC Mỹ, sau đây là 4 triệu chứng điển hình khi mắc Omicron, trong đó bao gồm cả Omicron BA.5 và BA.4:
- Ho
- Mệt mỏi
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi
Tác động đến vaccine và phương pháp điều trị
Tổng giám đốc WHO, tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết việc cập nhật vaccine hiệu quả với các biến chủng virus đang phát triển là rất hợp lý. Tuy nhiên, với chiến lược này, các loại vaccine sẽ luôn đi sau tốc độ đột biến của nCoV. Ông nhận định thế giới cần loại vaccine phổ quán, ngăn chặn được các chủng virus corona nói chung, bao gồm các biến chủng hiện tại và tương lai.
Ông Tedros cho biết việc cập nhật vaccine hiệu quả với các biến chủng virus đang phát triển là rất hợp lý. Tuy nhiên, với chiến lược này, các loại vaccine sẽ luôn đi sau tốc độ đột biến của nCoV. Ông nhận định thế giới cần loại vaccine phổ quán, ngăn chặn được các chủng virus corona nói chung, bao gồm các biến chủng hiện tại và tương lai.
WHO cho rằng nhân loại vẫn ở giai đoạn đại dịch, Omicron chưa phải biến chủng cuối cùng, do đó, các nước cần tiếp tục duy trì tiêm vaccine, giám sát trọng điểm…
Xem thêm: Mặc dù Covid-19 đã ổn, nhưng vì sao cần nên tiêm vaccine mũi 4?
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng, cho biết các nước đã có kinh nghiệm trong các đợt phòng chống dịch, nên việc BA.5 xuất hiện không đáng lo ngại.
“Chúng ta cần đánh giá đúng nguy cơ, mức độ đến đâu đáp ứng đến đó. Tránh hiện tượng đánh giá thấp, ảnh hưởng kết quả chống dịch hoặc ngược lại, đánh giá trầm trọng, dẫn đến cấm đoán làm ảnh hưởng kinh tế, đời sống”, ông Phu nói, thêm rằng người dân nên đi tiêm các mũi nhắc lại theo khuyến cáo.
Pfizer hôm 29/6 cho biết sẽ bắt đầu thử nghiệm loại vaccine này trên người vào cuối năm nay.
Nguồn: Tổng Hợp