Nguyên nhân hình thành và biện pháp cải tạo đất mặn, đất phèn

19/04/2021 2496

Áp dụng đúng các biện pháp cải tạo đất mặn, cải tạo đất phèn sẽ giúp mở rộng diện tích canh tác, nuôi trồng thủy sản và nâng cao sản lượng cây trồng cho bà con. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu các giải pháp đó là gì trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân hình thành và biện pháp cải tạo đất mặn

Đất nhiễm mặn là gì?

Đất nhiễm mặn là gì?

Đất nhiễm mặn là gì?

Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất. Loại đất này thường xuất hiện tại các tỉnh tiếp giáp biển, thường xuyên xảy ra xâm nhập mặn như ĐBSCL, Nam Định, Thái Bình,…

Nguyên nhân hình thành đất mặn

Đất mặn có thể hình thành do xâm thực của nước biển vào đất liền, theo sông hoặc các mạch nước ngầm làm tích tụ các thành phần gây mặn trong nước. Thời gian lâu dần khiến cho đất bị nhiễm mặn. 

Ngoài ra, đất nhiễm mặn cũng có thể do trong quá trình canh tác, người nông dân sử dụng nước tưới tiêu được dẫn trực tiếp từ sông về. Tuy nhiên nước ở sông lại chứa một lượng muối khoáng lớn, tích tụ lâu dần làm đất nhiễm mặn.

Đất mặn khiến cho dung dịch đất chứa nhiều thành phần muối tan như: NaCl, Na2SO4 nghèo đạm, nghèo mùn và hoạt động của vi sinh vật trong đất yếu hơn khiến cho cây trồng không thể phát triển được. 

Chúng ta có thể đo độ mặn của đất chính xác bằng cách sử dụng các thiết bị đo độ mặn.

Biện pháp cải tạo đất mặn

Biện pháp cải tạo đất mặn

Bón vôi giúp cải tạo đất mặn

Biện pháp thủy lợi

Là phương pháp sử dụng nước mưa hoặc nước tưới để loại bỏ muối thừa ra khỏi đất. Để thực hiện phương pháp này thì người dân cần xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chính để đưa nước vào cánh đồng nhằm rửa mặn và tiêu nước đi. Ngoài ra cũng cần tiêu nước ngầm, hạ mực nước ngầm dưới mức cho phép. Đồng thời kiên cố lại hệ thống đê điều, xây dựng mương máng tưới tiêu để ngăn nước biển xâm nhập do hoạt động của sóng biển và thủy triều làm nước biển tràn vào.

Biện pháp canh tác

Sử dụng kỹ thuật canh tác cày sâu không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối bốc lên mặt ruộng. Nên nuôi thêm thủy sản, trồng cói và cây chịu mặn ở trước sau cùng mới trồng lúa để đạt hiệu quả tốt nhất và nâng cao năng suất nuôi trồng trên vùng đất nhiễm mặn

Biện pháp bón vôi

Bón vôi giúp rửa mặn, tháo nước ngọt vào rửa mặn, bổ sung chất hữu cơ cho đất. Ngoài vôi ra nhà nông có thể bón thêm phân xanh, phân hữu cơ để tăng lượng mùn cho đất giúp vi sinh vật phát triển. Nhờ vậy giúp giảm tỷ lệ sét, tăng tỷ lệ hạt limon, keo, giúp đất tơi xốp hơn.

Biện pháp sinh học

Là phương pháp chọn và lai tạo các giống cây trồng mới có khả năng chịu mặn cao hơn để trồng trên vùng đất nhiễm mặn.

Xem thêm: 

Đất nhiễm mặn trồng cây gì phù hợp nhất?

Chuyên gia mách nhà nông cách lọc nước mặn thành nước ngọt

Cách nhận biết nước bị nhiễm mặn và phương pháp xử lý

Nguyên nhân hình thành và biện pháp cải tạo đất phèn

Đất nhiễm phèn là gì?

Đất nhiễm phèn là gì?

Đất nhiễm phèn là gì?

Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunfat và độ PH thấp khiến cho môi trường đất bị ô nhiễm nặng và thực vật không thể phát triển được. Loại đất này thường được hình thành tại các vùng đồng bằng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.

Nguyên nhân hình thành đất phèn

Loại đất này thường xuất hiện ở khu vực có chứa các loại đá trầm tích. Đất phèn sinh ra do mực nước biển dâng lên làm ngập đất khiến cho muối sunfat có trong nước biển trộn lẫn với các trần tích đất chứa oxit sắt và các chất hữu cơ. Đất khi nhiễm phèn sẽ có tầng mặt đất khi khô thì cứng, nhiều vết nứt nẻ. Đất rất chua khiến hoạt động của vi sinh vật trong đất kém đi.

Biện pháp cải tạo đất phèn

Biện pháp cải tạo đất phèn

Ứng dụng biện pháp thủy lợi để cải tạo đất phèn

Biện pháp thủy lợi

Tương tự như khi xử lý đất nhiễm mặn, nhà nông có thể xây dựng hệ thống tưới tiêu nước để thau chua rửa mặn, rửa phèn trong đất và hạ thấp mạch nước ngầm.

Biện pháp bón vôi/phân

Việc bón vôi cũng có thể giúp khử chua và giảm độc hại của nhôm tự do. Ngoài ra chúng ta cũng có thể bón phân hữu cơ, lân, đạm và phân vi lượng để nâng cao độ xốp, phì nhiêu của đất.

Biện pháp canh tác

Áp dụng kỹ thuật cày sâu, phơi ải để quá trình chua hóa diễn ra mạnh sau đó sử dụng nước mưa, nước tưới để rửa trôi phèn cho đất.

Ngoài ra có thể dùng phương pháp lên luống (liếp) bằng cách lật úp đất thành luống cao, lớp đất phèn phía dưới được lật lên trên còn phần gốc rạ và cỏ bị úp ngược xuống dưới để tạo lớp đệm hữu cơ. Bằng cách này khi tưới nước vào liếp, chất phèn được hòa tan và trôi xuống rãnh tiêu.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức liên quan đến sự hình thành và biện pháp cải tạo đất mặn, đất phèn cho bà con. Hy vọng với những chia sẻ trên bà con sẽ biết cách cải tạo đất để tăng năng suất cho cây trồng.