Ô tô tự bốc cháy ngày nắng nóng: Nguyên nhân và cách phòng tránh

25/05/2023 497

Những ngày hè nắng nóng vừa qua, liên tiếp xảy ra các vụ cháy xe ô tô gây nguy hiểm tới con người và các phương tiện tham gia giao thông. Vậy nguyên nhân ô tô tự bốc cháy là gì? Hãy trang bị đầy đủ kiến thức về nguyên nhân cũng như cách phòng tránh cháy nổ ô tô để bảo vệ an toàn bản thân.

Nguyên nhân xe ô tô tự bốc cháy

Rò rỉ nhiên liệu

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến xe ô tô bốc cháy đó chính là rò rỉ nhiên liệu xăng dầu. Bởi xăng có nhiệt độ sôi 35 – 200°C, ở mức nhiệt này xăng rất dễ bốc hơi và bốc cháy khi gặp tia lửa nhỏ. Chính vì thế, nếu xăng bị rò rỉ lên kim loại nóng hay nhựa nóng, nó có khả năng tự bốc cháy rất cao.

Cháy ô tô do rò rỉ nguyên liệu

Cháy ô tô do rò rỉ nguyên liệu

Chất lỏng, phụ gia tràn ra ngoài

Ngoài nhiên liệu xăng và dầu diesel, bên trong mỗi chiếc ô tô còn có thêm nhiều loại chất lỏng khác như: dầu nhờn động cơ, dầu hộp số, dầu truyền động, dầu lái, dầu phanh, dầu trợ lực tay lái, thậm chí là chất lỏng làm mát động cơ. Tất cả các chất lỏng này lưu chuyển tuần hoàn khi động cơ xe hoạt động, chúng có thể bắt cháy nếu các ống dẫn hay bình chữa bị nứt do va chạm mạnh.

Những chất lỏng này thường được tập trung ở dưới nắp capo và rất hiếm khi bị tràn ra ngoài, tuy nhiên chúng vẫn là nguy hiểm tiềm tàng khi xảy ra những vụ tai nạn và khiến xe bốc cháy.

Động cơ quá nhiệt

Quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí đạt hiệu quả tốt nhất khi động cơ tăng nhiệt và duy trì ở một mức nhiệt cao nhất định. Nếu nhiệt độ động cơ tăng vượt ngưỡng cho phép sẽ gây hại tới tuổi thọ động cơ, thậm chí là khiến xe bị bốc cháy.

Ô tô tự bốc cháy do động cơ quá nhiệt

Ô tô tự bốc cháy do động cơ quá nhiệt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến động cơ ô tô bị quá nhiệt như: van hàn nhiệt bị lỗi, lỗi quạt két nước, ô tô bị thiếu nước làm mát, két nước bị bẩn, bơm nước làm mát yếu hoặc hỏng, xe hết dầu động cơ…

Do thời tiết nắng nóng

Trong tuần qua, riêng Hà Nội đã có tới 3 vụ ô tô tự bốc cháy, nguyên nhân ban đầu xác định do thời tiết nắng nóng. Vào mùa hè, nhiệt độ không khí cao cùng với đó là xe hoạt động liên tục sẽ khiến nhiệt độ động cơ xe ô tô vượt mức cho phép, có thể đạt tới hơn 500 độ C. Với mức nhiệt khủng này có thể đốt cháy bất cứ loại nhiên liệu nào nếu bị rò rỉ.

Thêm vào đó, khi xe để ngoài nắng trong khoảng 60 phút, mức nhiệt độ taplo đo được bằng máy đo nhiệt độ hồng ngoại là khoảng 70 độ C. Mức nhiệt này có thể làm biến dạng đồ nhựa, thay đổi hoá chất, thậm chí nổ bình cứu hoả.

Hơn nữa, tại các vùng quê, mùa hè là thời điểm thu hoạch vụ mùa, rơm rạ thường được phơi trên đường và rất dễ bị cuốn vào gầm xe. Ở mức nhiệt độ cao xe tỏa ra có thể khiến rơm bén lửa và bốc cháy.

Hệ thống điện bị chập

Khi xe ô tô xảy ra chập điện sẽ phát ra tia lửa điện. Tia lửa này có thể bắn tới vị trí chứa chất dễ cháy xung quanh, khiến đám cháy bùng lên và lan rộng.

Xe ô tô bốc cháy do chập điện

Xe ô tô bốc cháy do chập điện

Nguyên nhân gây chập điện ô tô phổ biến như: chuột cắn vỏ dây khiến hở lõi dây, cường độ dòng điện tăng đột ngột làm nóng chảy dây, ốc tiếp mát không được siết chặt, tự ý độ thêm linh kiện gây quá tải hệ thống điện, các điểm đấu nối bị nhiễm nước…

Nhiên liệu chất lượng kém

Chất lượng nhiên liệu là yếu tố cần chú trọng, bởi nếu nhiên liệu không đạt chuẩn có thể chứa các chất lạ độc hại, khiến quá trình ăn mòn kim loại, ăn mòn chi tiết diễn ra nhanh hơn.

Nhiên liệu không đạt chuẩn dễ gây cháy ô tô

Nhiên liệu không đạt chuẩn dễ gây cháy ô tô

Nguy hiểm nhất là ống xả bị ăn mòn và gây ra những vết hở. Bởi, ống xả là bộ phận có nhiệt độ khá cao, nếu ống hở, khí thải sẽ lọt ra bên ngoài và bắt lửa với những chất dễ cháy ở gầm xe như giấy, túi nilon, rơm rạ…

Bộ phận chuyển đổi xúc tác quá nóng

Bộ phận chuyển đổi xúc tác là thành phần nóng nhất của xe ô tô bởi phản ứng đốt cháy CO và nhiên liệu chưa cháy hết trước khi đẩy ra ngoài môi trường sẽ diễn ra tại đây.

Thường nhiệt độ bộ phận chuyển đổi xúc tác sẽ dao động trong khoảng từ 648,9 độ C đến 871,1 độ C. Tuy nhiên, khi động cơ cũ hay kém hiệu quả, lượng nhiên liệu không cháy hết phải xử lý lớn, mức nhiệt ở đây có thể lên đến 1093,3 độ C. Bộ chuyển đổi xúc tác không chỉ nhanh hỏng mà còn có thể đốt cháy các bộ phận cách nhiệt xung quanh.

Lỗi kỹ thuật từ nhà sản xuất

Đây là nguyên nhân khá hiếm xảy ra nhưng không hẳn là không có. Khi thiết kế và sản xuất, lắp ráp lỗi kỹ thuật có thể khiến xe ô tô bị cháy nổ. Tuy nhiên đa phần các lỗi kỹ thuật từ nhà sản xuất thường được kịp thời khắc phục thông qua các đợt triệu hồi.

Xem thêm:

Cách phòng tránh cháy xe ô tô

Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện

Cần kiểm tra hệ thống điện thường xuyên để đảm bảo ô tô hoạt động an toàn, tránh các trường hợp rò rỉ điện gây chập cháy nổ ô tô. Nếu dây điện bị chuột cắn, bị nứt, cần thay thế càng sớm càng tốt. Phần dây cao áp của hệ thống đánh lửa cũng cần kiểm tra thường xuyên.

Tránh độ chế xe

Khi độ thêm các thiết bị điện đồng nghĩa với việc thay đổi hệ thống điện nguyên bản của xe. Điều này mang tới nhiều nguy hiểm nếu hệ thống điện bị quá tải hoặc đấu nối điện sai cách. Chính vì thế, cần hạn chế độ thêm các linh kiện bên ngoài.

Đỗ xe ở nơi có bóng râm

Để hạn chế tối đa các rủi ro cháy nổ xe ô tô, bạn nên đỗ xe dưới tán cây hoặc nơi có bóng râm. Trong trường hợp phải đỗ xe ngoài trời trong thời gian dài, nên sử dụng tấm che nắng hay bạt phủ để giảm nhiệt cho xe.

Đỗ xe nơi râm mát

Đỗ xe nơi râm mát

Kiểm tra, vệ sinh gầm xe thường xuyên

Khi xe di chuyển không tránh khỏi các vật thể lại cuốn vào trong khoang máy, gầm máy. Chúng có thể ảnh hưởng tới việc tản nhiệt của xe ô tô, vì thế nên kiểm tra và vệ sinh gầm xe thường xuyên.

Không để các chất dễ cháy nổ trong xe

Hạn chế để các đồ vật như bật lửa, nước hoa, bình ga, nước rửa tay, pin sạc dự phòng thậm chí là chai nước suối trong xe. Bởi khi đỗ xe dưới trời nắng, nếu các vật này nằm ngay vị trí ánh nắng chiếu vào có thể sẽ bị bốc cháy và phát nổ.

Bảo dưỡng xe định kỳ

Cách tốt nhất để phòng ngừa xe ô tô tự bốc cháy là kiểm tra và bảo dưỡng xe định kỳ. Việc bảo dưỡng xe không chỉ giúp xe vận hành ổn định mà còn giúp hạn chế tối đa các hưu hỏng, rủi ro cháy nổ.

Trên đây là toàn bộ nguyên nhân cháy xe ô tô và cách phòng tránh. Hy vọng, thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ an toàn cả người và xe.