Thời gian tiêm vaccine mũi 3 Covid-19? Những điều cần lưu ý khi tiêm

03/12/2021 1335

Việc tiêm vaccine mũi 3 hiện đang được một số địa phương chuẩn bị và bắt đầu xây dựng triển khai. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho người tiêm mũi 3 ngừa Covid-19, Bộ Y tế đã đưa ra một số lưu ý, khuyến cáo cụ thể.

Tiêm vaccine mũi 3 cách mũi 2 bao lâu?

Sau 6 tháng triển khai tiêm vaccine Covíd-19, Bộ Y tế nhận thấy rằng vẫn có một số trường hợp mặc dù đã được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh, tỷ lệ dao động từ 10-30%.

Thời gian tiêm mũi 3 hiệu quả nhất là 6 - 12 tháng

Thời gian tiêm mũi 3 hiệu quả nhất là 6 – 12 tháng

Chính vì vậy, ngày 1/12/2021, Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã tiến hành phương án tiêm liều bổ sung sau liều cơ bản và liều thứ 3 cho người dân để tạo hàng rào miễn dịch cộng đồng, ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 bùng phát trở lại. Trong đó:

  • Liều vaccine cơ bản là liều được tiêm theo liệu trình quy định của nhà sản xuất. Ví dụ, vaccine của AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm,… là loại vaccine liệu trình hai liều (thường gọi là mũi một, mũi hai), mỗi liều tiêm sẽ cách nhau từ 3 – 6 tuần (tùy loại) hay vaccine của Cuba liệu trình 3 liều tiêm (3 mũi), khoảng cách giữa các liều là 14 ngày
  • Liều vaccine bổ sung là liều tiêm sau mũi cuối cùng của liều tiêm cơ bản (ít nhất 28 ngày)
  • Liều vaccine nhắc lại (vaccine tăng cường) là liều được tiêm ít nhất sau 6 tháng kể từ ngày tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc bổ sung

Như vậy, các chuyên gia nhận định, khoảng thời gian tiêm mũi 3 ngừa Covid-19 an toàn và hiệu quả nhất là từ 6 – 12 tháng. Việc tiêm mũi 3 trong khoảng thời gian này sẽ giúp virus Covid-19 dần trở thành bệnh cúm thông thường.

Xem thêm:

Tiêm vaccine mũi 3 có xảy ra phản ứng phụ không?

Khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 3 vẫn có thể xuất hiện các phản ứng phụ (tùy đối tượng tiêm), tuy nhiên, triệu chứng sẽ nhẹ hơn so với khi tiêm mũi 1 và mũi 2. 

Cần lưu ý về tình trạng rối loạn đông máu ở trẻ em và người già

Cần lưu ý về tình trạng rối loạn đông máu ở trẻ em và người già

Mặt khác, các trường hợp sốc phản vệ vẫn có thể xảy ra nhưng trường hợp tử vong rất hiếm. Ngoài ra, việc tiêm chủng mũi 3 ở người lớn tuổi, trẻ em bị mắc chứng viêm cơ tim còn có thể gây ra chứng rối loạn đông máu.

Xem thêm: Các dấu hiệu nhận biết sốc phản vệ khi tiêm vắc xin Covid-19, lưu ý cần nhớ!

Có thể tiêm trộn vaccine không?

Trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế đã cho phép tiêm trộn vaccine công nghệ mRNA khi tiêm liều nhắc lại nhằm tạo “lá chắn” miễn dịch cộng đồng trong bối cảnh tình hình dịch bệnh phức tạp và nguồn vaccine khan hiếm.

Tuy nhiên, để tiêm vaccine mũi 3 an toàn, đạt hiệu quả cao nhất thì hạn chế những biến chứng có thể xảy ra thì việc lựa chọn mũi tiêm tăng cường nào phù hợp là vô cùng quan trọng. Bởi không phải loại vaccine nào cũng có thể kết hợp với nhau.

Có thể tiêm vaccine mũi 3 khác loại theo quy định

Có thể tiêm vaccine mũi 3 khác loại theo quy định

Dựa theo nghiên cứu của các chuyên gia, nếu không thể tiêm cùng loại vaccine thì người dân vẫn có thể tiêm vaccine khác loại cho 3 mũi như sau:

  • Nếu mũi 1 tiêm vaccine do AstraZeneca, mũi 2 tiêm vaccine Pfizer thì mũi 3 có thể tiêm Pfizer hoặc Moderna.
  • Nếu mũi 1 tiêm vaccine của Pfizer, mũi 2 bằng vaccine của Moderna thì mũi 3 tiêm có thể tiêm 1 trong 2 loại vaccine này.
  • Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vaccine do Sinopharm sản xuất thì có thể tiêm liều nhắc lại cùng loại hoặc vaccine mRNA hay vaccine công nghệ vector virus (vaccine Astrazeneca). 

Trên đây là những thông tin liên quan đến thời gian và những lưu ý quan trọng khi tiêm vaccine mũi 3 Covid-19 để đảm bảo việc tiêm phòng an toàn và đạt hiệu quả cao nhất. Hy vọng những chia sẻ trên thực sự hữu ích với bạn!