Tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của Bộ Y Tế mới nhất hiện nay

04/07/2022 432

Nước uống có tác động lớn đến sức khỏe của con người. Do đó cần có tiêu chuẩn nước ăn uống để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những quy chuẩn này. Trong bài viết sau, Thiết bị chuyên dụng sẽ cung cấp thông tin về tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của Bộ Y Tế mới nhất hiện nay. Mời bạn đọc theo dõi!

Tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của Bộ Y Tế mới nhất hiện nay

Quy chuẩn nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT của Bộ Y Tế ban hành dành cho nước uống trực tiếp và nước ăn uống hiện nay. Đây cũng là tiêu chuẩn nước uống đóng chai và tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt. Các nguồn nước đạt tiêu chuẩn này mới mang đến sự an toàn khi sử dụng. 

Công dụng của nước khoáng

Nước đạt chuẩn mang đến sự an toàn khi sử dụng

Xem thêm: Các thông số đánh giá chất lượng nước sạch sinh hoạt và sản xuất

Các chỉ tiêu chất lượng

Theo quy chuẩn QCVN6-1:2010/BYT, các chỉ tiêu chất lượng đối với nước uống đóng chai, nước uống tại vòi, nước uống trực tiếp như sau: 

Tên chỉ tiêuGiới hạn tối đaPhương pháp thửPhân loại chỉ tiêu
Stibi, mg/l
0,02
ISO 11885:2007; ISO 15586:2003;

AOAC 964.16

A
Arsen, mg/l0,01 TCVN 6626:2000 (ISO11969:1996);

ISO 11885:2007; ISO15586:2003;

AOAC 986.15

A
Bari, mg/l
0,7ISO 11885:2007; AOAC 920.201A
Bor, mg/l0,5TCVN 6635:2000 (ISO 9390:1990);

ISO 11885:2007

A
Bromat, mg/l0,01ISO 15061:2001A
Cadmi, mg/l0,003TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003;

AOAC 974.27; AOAC 986.15

A
Clor, mg/l5ISO 7393-1:1985, ISO 7393-2:1985,

ISO 7393-3:1990

A
Clorat, mg/l0,7TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304-4:1997)A
Clorit, mg/l
0,7TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304-4:1997)A
Crom, mg/l
0,05TCVN 6222:2008 (ISO 9174:1998);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003

A
Đồng, mg/l2TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003;

AOAC 960.40

A
Cyanid, mg/l0,07TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1:1984);

TCVN 7723:2007 (ISO 14403:2002)

A
Fluorid, mg/l1,5TCVN 6195:1996 (ISO 10359-1:1992);

TCVN 6490:1999 (ISO 10359-2:1994);

ISO 10304-1:2007

A
Chì, mg/l0,01TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003;

AOAC 974.27

A
Mangan, mg/l0,4TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003

A
Thủy ngân, mg/l0,006TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999);

AOAC 977.22

A
Molybden, mg/l0,07TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003

A
Nickel, mg/l0,07TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003

A
Nitrat, mg/l50TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1998);

ISO 10304-1:2007

A
Nitrit, mg/l
3TCVN 6178: 1996 (ISO 6777:1984);

ISO 10304-1:2007

A
Selen, mg/l0,01TCVN 6183:1996 (ISO 9965:1993);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003;

AOAC 986.15

A
Hoạt độ phóng xạ a, Bq/l0,5ISO 9696:2007B
Hoạt độ phóng xạ b, Bq/l
1ISO 9697:2008B

Lưu ý:

  • Chỉ tiêu loại A bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy.
  • Chỉ tiêu loại B không bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy. Nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm nước uống đóng chai phải đáp ứng các quy định đối với chỉ tiêu loại B.

Xem thêm: 5 Cách kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt tại nhà

Tiêu chuẩn độ cứng trong nước

Tiêu chuẩn áp dụng cho cả sản phẩm nước đóng chai

Các chỉ tiêu vi sinh vật

I. Kiểm tra lần đầu
Chỉ tiêuLượng mẫuYêu cầuPhương pháp thửPhân loại chỉ tiêu
1. E. coli hoặc coliform chịu nhiệt1 x 250 mlKhông phát hiện được trong bất kỳ mẫu nàoTCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000, With Cor 1:2007)A
2. Coliform tổng số1 x 250 ml– Nếu số vi khuẩn (bào tử) 1 và 2 thì tiến hành kiểm tra lần thứ hai

– Nếu số vi khuẩn (bào tử) > 2 thì loại bỏ

TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000, With Cor 1:2007)A
3. Streptococci feacal1 x 250 mlISO 7899-2:2000A
4. Pseudomonas aeruginosa1 x 250 mlISO 16266:2006A
5. Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit1 x 250 mlTCVN 6191-2:1996 (ISO 6461-2:1986)A
II. Kiểm tra lần thứ hai
Chỉ tiêuGiới hạn tối đa cho phép

(Trong 1 ml sản phẩm)

Phương pháp thửPhân loại chỉ tiêu
ncnM
1. Coliform tổng số4102TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000, With Cor 1:2007)A
2. Streptococci feacal4102ISO 7899-2:2000A
3. Pseudomonas aeruginosa4102ISO 16266:2006A
4. Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit4102TCVN 6191-2:1996 (ISO 6461-2:1986)A

Lưu ý:

  • Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy.
  • n: số đơn vị mẫu được lấy từ lô hàng cần kiểm tra.
  • c: số đơn vị mẫu tối đa có kết quả nằm giữa m và M, tổng số mẫu có kết quả nằm giữa m và M vượt quá c là không đạt.
  • m: là mức giới hạn mà các kết quả không vượt quá mức này là đạt, nếu các kết quả vượt quá mức này thì có thể đạt hoặc không đạt.
  • M: là mức giới hạn tối đa mà không mẫu nào được phép vượt quá.
Uống nước mềm tốt cho sức khỏe

Tác dụng của tiêu chuẩn nước uống

Tác dụng của tiêu chuẩn nước uống

Tiêu chuẩn uống nước mỗi ngày của nam giới là 3,7 lít nước, nữ giới là 2,7 lít nước. Có thể nói, lượng nước uống đi vào cơ thể mỗi ngày là rất lớn. Nếu nguồn nước này không đảm bảo an toàn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, cần có quy chuẩn cho nước dùng để ăn uống. Cụ thể hơn, các tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt mang đến những lợi ích sau: 

  • Giúp bạn chọn được nước uống đạt chuẩn. Trên thị trường có nhiều loại nước đóng chai khác nhau. Nhờ vào quy chuẩn nước ăn uống mới nhất, bạn sẽ xem xét thông số sản phẩm và biết được nó có đạt quy chuẩn hay không.
  • Đảm bảo chất lượng đầu ra của các nhà máy nước sạch, công ty sản xuất nước đóng chai. Vì Bộ Y Tế đã đưa ra quy chuẩn nên các nhà máy, xí nghiệp nước sạch phải đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Từ đó mang đến những chai nước sạch, đảm bảo chất lượng đến người tiêu dùng.
  • Tránh bị các bệnh do dùng nước bẩn. Nếu sử dụng các nguồn nước không đạt chuẩn, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, tim mạch,… Do đó, bạn cần chọn cho mình loại nước đạt chuẩn để đảm bảo sức khỏe cho mình và người thân nhé!

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của Bộ Y Tế mới nhất hiện nay. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn chọn được nguồn nước dùng sạch và an toàn.