Triệu chứng và cách sơ cứu ngộ độc rượu

10/08/2022 1079

Thời gian gần đây, có nhiều vụ ngộ độc rượu xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, thậm chí là gây tử vong. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm được kiến thức cơ bản về triệu chứng và cách sơ cứu khi bị ngộ độc rượu. Theo dõi bài viết sau để trang bị cho mình những thông tin quan trọng về ngộ độc rượu nhé!

Ngộ độc rượu là gì? 

Rượu là một dạng ethanol (cồn ethyl) có trong đồ uống có cồn, nước súc miệng, một số loại thuốc và một số sản phẩm gia dụng. Rượu khiến người uống có cảm giác hưng phấn, gây giảm khả năng ức chế, rối loạn hành vi. Khi uống rượu, con người sẽ giảm khả năng kiềm chế, các phản xạ liên quan đến mắt và tai đều giảm rõ rệt. 

Ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu thường do uống quá nhiều đồ uống có cồn

Ngộ độc rượu thường do uống quá nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ như với nồng độ từ 80-100mg rượu trong 100ml máu được coi là ngộ độc rượu và không đủ năng lực để lái xe. Bạn càng uống nhiều, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn, nguy cơ ngộ độc càng cao.

Ngoài ra, có nhiều trường hợp ngộ độc do uống phải rượu kém chất lượng, rượu chứa cồn công nghiệp. Tình trạng ngộ độc không chỉ xảy ra ở những người lớn có sử dụng rượu mà có thể xảy ra ở trẻ em khi chúng vô tình hoặc cố ý uống các sản phẩm gia dụng có cồn.

Xem thêm: Cách uống rượu lâu say mà không phải ai cũng biết

Các triệu chứng và biểu hiện ngộ độc rượu

Các dấu hiệu ngộ độc rượu bao gồm: 

  • Nhìn mờ, không rõ ràng, rối loạn cảm nhận về màu sắc.
  • Chướng bụng, đau bụng, nôn nhiều.
  • Tê, yếu tay chân, da, môi, đầu móng tay tím tái.
  • Đại tiện, tiểu tiện không tự chủ.
  • Bất tỉnh, co giật.
  • Nói mê hoặc nói ngọng dù đã tỉnh táo.
Buồn nôn, đau bụng là dấu hiệu bị ngộ độc rượu

Buồn nôn, đau bụng là dấu hiệu bị ngộ độc rượu

Bên cạnh các triệu chứng trên, người uống rượu bị ngộ độc còn đối mặt với những biến chứng nguy hiểm sau: 

  • Nghẹt thở, rối loạn hô hấp thậm chí gây ngừng thở dẫn đến tử vong. 
  • Mất nước nghiêm trọng, dẫn đến huyết áp thấp nguy hiểm và nhịp tim nhanh.
  • Động kinh do lượng đường trong máu giảm thấp gây co giật.
  • Hạ thân nhiệt.
  • Nhịp tim không đều.
  • Tổn thương não.
  • Tử vong. 

Cách sơ cứu ngộ độc rượu

Khi bạn nghi ngờ ai đó uống rượu bị ngộ độc, hãy đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất để được đội ngũ các bác sĩ có chuyên môn xử lý kịp thời, ngăn chặn các biến chứng phức tạp khác xảy ra. Cụ thể hơn, bạn cần thực hiện cách sơ cứu như sau: 

Gọi cấp cứu và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Gọi cấp cứu và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất

  • Gọi cấp cứu và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Nếu bạn biết về loại và lượng rượu mà người đó đã uống hãy cung cấp cho bệnh viện. Thông tin này có thể giúp người bệnh sống sót và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
  • Không để người bất tỉnh ở một mình, vì người bị ngộ độc có thể bị nghẹn do nôn mửa và không thể thở được. Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, không cố làm cho bệnh nhân nôn mửa vì có thể gây sặc đường thở.
  • Khi bệnh nhân có biểu hiện nôn, hãy giúp họ ngồi lên. Nếu người đó phải nằm xuống, hãy để đầu của họ quay sang một bên để ngăn ngừa nghẹt thở. Cố gắng giữ cho người tỉnh táo để tránh mất ý thức.
  • Khi bệnh nhân có dấu hiệu thở yếu, ngừng thở hoặc tím tái hãy hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện và điều kiện có tại chỗ. 
  • Không để người bệnh ngã hoặc va đập vào các vật cứng, không cho các vật cứng vào miệng.

Cách chăm sóc người bị ngộ độc rượu

Với trường hợp ngộ độc nhẹ có thể tự xử lý tại nhà, bạn cần chú ý chăm sóc người bị ngộ độc theo những mẹo sau: 

cho nạn nhân uống nhiều nước ấm để tránh mất nước

Cho nạn nhân uống nhiều nước ấm để tránh mất nước

Uống nhiều nước và giữ ấm cơ thể

Để người bị ngộ độc nằm trên giường, giữ ấm và tránh những nơi có gió lùa. Đồng thời, để đầu người ngộ độc thấp giúp họ dễ dàng nôn hết ra. Bên cạnh đó, bạn nên cho nạn nhân uống nhiều nước ấm để tránh mất nước. Có thể pha nước gừng ấm, sữa nóng, cam vắt hoặc nước chanh cho họ uống. 

Đặc biệt, không để người vừa uống nhiều rượu hay bị ngộ độc đồ uống này tiếp xúc với nước lạnh hay đi tắm ngay. Điều này dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp,…

Cho ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa

Sau khi người bệnh giảm các triệu chứng nguy hiểm, bạn nên quan sát liên tục để tránh xảy ra một số biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể nấu nấu cháo hoặc súp loãng và cứ 1 – 2 giờ thì đánh thức họ dậy để cho ăn. 

Cho ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa

Cho người bệnh ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa

Không sử dụng các loại thuốc giải rượu, chống nôn

Khi bị ngộ độc do rượu, tuyệt đối không tự ý để nạn nhân dùng các loại thuốc giải rượu, thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, mật ong hoặc chích lể. Hành động này có thể gây nguy hiểm và dễ khiến nạn nhân bị nhiễm trùng.

Xem thêm: Độ rượu là gì? Đo độ rượu bằng gì?

Cách phòng chống ngộ độc rượu

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, việc phòng chống ngộ độc đồ uống này là vấn đề rất quan trọng. Dưới đây là một số cách phòng chống ngộ độc rượu mà bạn có thể tham khảo:

  • Không uống rượu có nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày. Nên kết hợp vừa ăn vừa uống và chia thành nhiều bữa nhỏ.
  • Không ngâm và uống rượu với các loại lá, rễ cây, động vật, nội tạng động vật không rõ độc tính.
  • Không uống rượu không có nguồn gốc, không công bố tiêu chuẩn chất lượng.
  • Không uống rượu pha cùng các đồ uống khác như nước ngọt, bia,…
  • Không uống rượu khi đang uống thuốc điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh về gan. 
  • Không uống rượu khi đang đói hoặc đang mệt.
  • Trên hết, không sử dụng rượu, bia, thức uống có cồn.

Bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức về triệu chứng cũng như cách sơ cứu khi bị ngộ độc rượu. Hãy luôn làm chủ chính mình trước bia rượu để bảo vệ sức khỏe bạn nhé!