Trung Quốc – 35 ca mắc virut MỚI họ Henipa, mối nguy hại thế nào?

15/08/2022 693

Ba năm gần đây thế giới đã phải chịu những thiệt hại nặng nề về cơn đại dịch Covid-19 khủng khiếp, cướp đi hàng chục triệu sinh mạng, làm thay đổi nền kinh tế, y học thế giới,… Mặc dù đến năm 2022 đỉnh dịch đã không còn, các chủng nguy hiểm như Delta đã dần biến mất nhưng sự tồn tại của các chủng khác vẫn còn rải rác trên nhiều lãnh thổ, đặc biệt tại Trung Quốc, song song với sự xuất hiện trở lại của chủng mới Covid-19, nay xuất hiện thêm loại virus mới có tên là Henipa.

Trung Quốc bùng phát loại virus mới

Virus Henipa là gì?

Virus thuộc họ Henipavirus, có tên là Langya henipavirus hoặc LayV, được các nhà khoa học Trung Quốc và Singapore công bố trên Tạp chí Y học New England (NEJM), ngày 6/8.

Henipavirus là một trong những nguyên nhân lớn gây ra các loại bệnh trên động vật ở châu Á, Thái Bình Dương. Các chuyên gia lưu ý cả virus Hendra (HeV) và virus Nipah (NiV) thuộc họ này đều có thể lây nhiễm sang người qua trái cây. Dơi là vật chủ tự nhiên của cả hai loại virus.

Không chỉ dừng lại ở động vật mà còn lây bệnh cho người, được phân loại vào nhóm có mức an toàn sinh học cấp độ 4. Tỷ lệ tử vong trên số người mắc là 40-75%, theo dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các chuyên gia cũng nhấn mạnh tỷ lệ tử vong này cao hơn nhiều so với Covid-19.

Hiện thế giới chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị Henipavirus. Phương pháp duy nhất là chăm sóc hỗ trợ để kiểm soát các triệu chứng và tăng cường sức đề kháng.

Một y tá lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Một y tá lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Biểu hiện khi nhiễm virus Henipa

Đến nay, Henipa đã lây nhiễm cho 35 người ở hai tỉnh thành Sơn Đông và Hà Nam thuộc Trung Quốc.

Bệnh nhân nhiễm virus mới này có triệu chứng sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau cơ và buồn nôn. Tiền sử tiếp xúc với động vật trong thời gian gần đây.

Cách để phát hiện là xét nghiệm dịch bằng cách ngoáy họng.

Mối nguy từ của các loại virus mới

Henipa không phải virus mới đầu tiên tiến hóa lây truyền từ động vật sang người. Vì vậy nhiều nhà khoa học cho rằng tương lai không chỉ dừng lại ở Henipa, mà còn sẽ có nhiều mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại, chẳng hạn đậu mùa khỉ và Covid-19 đã gây những hậu quả nặng nề.

Phát hiện virut mới là tình trạng đáng báo động, bởi dự đoán có rất nhiều loại virus tồn tại trong tự nhiên có thể lây nhiễm sang người, để lại những hậu quả khó lường, trong khi công tác y tế trên thế giới vẫn đang còn nhiều bất cập, chậm trễ, nhất là thời gian gần đây ngành y tế đã phải gồng mình để giải quyết các vấn đề do Covid-19 gây ra.

Covid-19 sẽ không phải loại bệnh truyền nhiễm cuối cùng gây ra đại dịch trên toàn thế giới, vì các bệnh truyền nhiễm mới nổi sẽ có tác động ngày càng lớn đối với cuộc sống hàng ngày của con người“, phó giáo sư Wang Xinyu, Trưởng Khoa Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Huashan trực thuộc Đại học Fudan, nhận định.

nCoV là chủng mới nhất trong họ virus corona.

nCoV là chủng mới nhất trong họ virus corona.

Giải thích cho sự xuất hiện của virut mới:

Khi trái đất nóng lên, con người xâm nhập vào môi trường sống hoang dã, các loài động vật phải di cư và sẽ tiếp xúc gần với các loài mới. Điều này tạo cơ hội cho các mầm bệnh thích nghi và tiến hóa, cuối cùng lây lan cho người.

Báo cáo gần đây cho thấy trong kịch bản trái đất ấm lên, 15.000 loại virus mới sẽ xuất hiện trong số 3.000 động vật có vú vào năm 2070.

Nhiều căn bệnh không bắt nguồn từ động vật, tưởng chừng ngủ yên hàng chục năm đột ngột trỗi dậy, chẳng hạn bại liệt, trở thành lời cảnh tỉnh, cung cấp bài học cho toàn thế giới. Tháng 7, Mỹ báo cáo trường hợp bại liệt đầu tiên trong gần một thập kỷ là một người phụ nữ người Israel bị liệt từ tháng 3. Virus cũng được tìm thấy trong nước thải ở London, Anh, khiến tất cả trẻ em dưới 10 tuổi phải tiêm chủng. Đây là tình trạng đáng lo ngại, đặc biệt khi một quan chức y tế ở New York cảnh báo khu vực này có thể có hàng trăm trường hợp bại liệt chưa được chẩn đoán.

Xem thêm: Mặc dù Covid-19 đã ổn, nhưng vì sao cần nên tiêm vaccine mũi 4?

Những khó khăn trong việc ứng phó

Đối với đậu mùa khỉ, về lý thuyết, nước Mỹ đã có tất cả các công cụ phù hợp để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh như xét nghiệm, phương pháp điều trị và vaccine, tuy nhiên, tất cả bị hạn chế một cách đáng ngạc nhiên.

Nguồn cung vaccine Jynneos ngăn ngừa đậu mùa khỉ gần như không đủ để trang trải cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Vì vậy, quốc gia áp dụng chiến lược mới, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận. Người dân sẽ được sử dụng liều lượng vaccine nhỏ hơn, bằng một phần năm so với thông thường, tiêm trên bề mặt da thay vì dưới da. Như vậy, 440.000 liều vaccine còn lại sẽ tiêm được 2,2 triệu mũi.

Miễn dịch cộng đồng là bước đi khá hoàn hảo mà nhiều nước đã áp dụng (miễn dịch từ nhiễm bệnh tự nhiên hoặc tiêm vaccine), tuy nhiên vẫn để lại nhiều hậu quả không mong muốn và vẫn còn những vấn đề khó giải thích như Covid-19 tiếp tục bùng phát ở nhiều nơi vì biến chủng mới, vì vậy thực tế miễn dịch cộng đồng chỉ là hàng rào bảo vệ mang tính thời vụ.

Các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực thu thập dữ liệu từ nước thải và xét nghiệm giám sát để có bức tranh rõ nét hơn về lý do vì sao các làn sóng Covid-19 lên xuống liên tục, nhằm ngăn chặn hoàn toàn đợt bùng phát tiếp theo. Bên cạnh đó là liên tục nghiên cứu trước những thách thức khác như biến chủng nCoV mới hay là một virus hoàn toàn mới – Hệ luy từ biến đổi khí hậu của Trái Đất.

Nguồn tin: Tổng hợp