Cách đo tụ điện bằng ampe kìm chi tiết, cho kết quả nhanh!

15/05/2021 1732

Kiểm tra tụ điện là bước quan trọng khi sửa chữa các thiết bị điện tử bị hỏng nguồn điện. Để kiểm tra tụ điện, bạn cần sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng như ampe kìm, đồng hồ vạn năng hoặc vôn kế. Trong bài viết này, thietbichuyendung.com.vn sẽ hướng dẫn bạn cách đo tụ điện bằng ampe kìm!

Cách đo tụ điện bằng ampe kìm

Dưới đây là hướng dẫn cách đo tụ điện bằng ampe kìm dễ dàng và nhanh chóng:

dùng ampe kìm đo tụ điện

Dùng ampe kìm đo tụ điện

Bước 1: Người dùng vặn nút vặn trên ampe kìm để chuyển sang thang do tụ điện.

Bước 2: Bấm nút REL trên ampe kìm để xả điện dung nhanh hơn. Trên các ampe kìm có nút “Rel”, hãy bấm nút này để loại bỏ điện dung của dây đo để kết quả đo đạt độ chính xác cao.

Bước 3: Sau khi hoàn thành xả tụ điện xong, bạn tách hai đầu que đo và nhấn nút “Rel” một lần nữa.

Bước 4: Bạn đặt hai đầu que đo chạm vào hai chân của tụ điện cần đo.

Bước 5: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình

  • Trường hợp 1: Nếu kết quả hiển thị trên ampe kìm có giá trị gần đúng với giá trị điện dung được ghi trên tụ điện có nghĩa tụ điện vẫn tốt, còn sống.
  • Trường hợp 2: Nếu màn hình ampe kìm hiển thị OL có nghĩa khi đó tụ điện bị lỗi. Ngoài ra, nếu kết quả đo trên ampe kìm chênh lệch quá xa với giá trị điện dung được in trên tụ điện cũng có nghĩa tụ điện kém.

>>> XEM THÊM: Cách đo thông mạch bằng Ampe kìm chi tiết, dễ thực hiện!

Những lưu ý khi đo tụ điện

Do tụ điện là thiết bị có khả năng tĩnh điện, lưu trữ điện năng để sử dụng cho nhiều thiết bị máy móc, điện tử… Do đó, trước khi tiến hành kiểm tra tụ điện, người kiểm tra cần xả tụ điện để đảm bảo an toàn khi đo.

Trước khi xả tụ điện, người kiểm tra cần đảm bảo rút dây cắm điện, ngắt kết nối giữa tụ điện với nguồn điện. Đối với các thiết bị sử dụng pin cần tháo pin trước khi tiến hành kiểm tra tụ điện.

dùng ampe kìm đo tụ điện

Xả nguồn tụ điện trước khi tiến hành đo

Đối với tụ điện một chiều có hai chân đưa ra ngoài, bạn dùng ampe kìm với đầu dò đỏ chạm vào chân dương của tụ và đầu dò đen chạm chân âm còn lại của tụ điện.

Đối với tụ điện xoay chiều, bạn có thể đặt que dò màu nào vào các chân của tụ điện đều được, không có quy định bắt buộc que dò màu nào phải chạm vào chân dương hoặc chân âm của tụ. Trong quá trình đo tụ điện bằng ampe kìm chú ý không chạm 2 đầu dò đỏ và đen cùng một chân sẽ không đọc được được kết quả chính xác.

Các loại ampe kìm hỗ trợ đo tụ điện

Để kết quả đo tụ điện đảm bảo chất lượng, có khoảng đo rộng để có thể đo mức điện áp của tụ điện, bạn cần chọn đúng loại ampe kìm chất lượng. Trong đó có thể kể đến như:

Ampe kìm 3280-10f

Ampe kìm 3280-10f là thiết bị có khả năng đo dòng điện, điện áp, điện trở… công nghệ Nhật Bản. Đây là sản phẩm đồng hồ kẹp dòng Hioki được kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo quy trình làm việc an toàn, khắt khe nhất. Hioki 3280-10f có khả năng thực hiện dải đo dòng điện với phạm vi lên đến 1000A, có thể đo điện áp 1 chiều và xoay chiều đến 600V.

Giá tham khảo: 1.100.000 đồng.

Hioki 3288-20

Ampe kìm Hioki 3288-20 có khả năng đo đa năng như đo thông mạch, điện áp, đo Ohm và được ứng dụng nhiều trong đo tụ điện. Dải đo dòng điện AC/DC của  lên tới 100.0/ 1000 A giúp người dùng ứng dụng được trong nhiều môi trường khác nhau.

dùng ampe kìm đo tụ điện

Ampe kìm Hioki 3288-20 có tích hợp chức năng đo tụ điện

Giá tham khảo: 3.690.000 đồng.

Kyoritsu 2002pa

Ampe kìm Kyoritsu 2002PA với khả năng tích hợp nhiều tính năng giúp người dùng có thể ứng dụng tốt trong đo dòng điện, điện trở, kiểm tra dây dẫn, kiểm tra tụ điện. Với dải đo lên tới 400A/2000A giúp đồng hồ kẹp dòng Kyoritsu này được ứng dụng đa dạng lĩnh vực.

Giá tham khảo: 2.650.000 đồng.

Trên đây là hướng dẫn về cách đo tụ điện bằng ampe kìm chi tiết. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!

>>> Cách kiểm tra quá tải điện chính xác bằng ampe kìm