Cách kiểm tra tụ bù hạ thế bằng đồng hồ vạn năng

21/06/2022 1005

Tụ bù là thiết bị quen thuộc trong hệ thống điện. Người ta thường kiểm tra tụ bù để đảm bảo hệ thống điện vận hành ổn định. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra tụ bù hạ thế bằng đồng hồ vạn năng. Mời bạn đọc tham khảo!

Tụ bù là gì?

Trước khi biết cách kiểm tra tụ bù hạ thế, chúng ta cùng tìm hiểu tụ bù là gì nhé! 

Tụ bù điện

Tụ bù điện

Tụ bù còn được gọi là tụ bù điện, tụ bù công suất, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù cos phi. Tụ gồm có hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện (điện môi). Chúng có tác dụng tích và phóng điện trong mạch điện. Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ bù là điện dung của tụ bù. 

Xem thêm: Cấu tạo, công dụng và cách kiểm tra contactor sống hay chết

Công dụng của tụ bù

Trong hệ thống điện, tụ bù có chức năng bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất cosφ (cos phi). Từ đó đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện và tránh bị phạt tiền theo quy định của ngành Điện lực. Vì vậy, lắp tụ bù sẽ giúp người dùng tiết kiệm điện năng và giảm tiền điện hàng tháng. 

Ngoài ra, tụ bù còn hoạt động với một số thiết bị khác như: thiết bị điều khiển (contactor), thiết bị đóng cắt (aptomat), bộ điều khiển tụ bù, thiết bị hiển thị, thiết bị đo,… Sự kết hợp này giúp hệ thống bù hoạt động ổn định và an toàn hơn. 

Cách đo tụ bù sống hay chết bằng đồng hồ VOM

Cách đo tụ bù sống hay chết bằng đồng hồ VOM

Cách kiểm tra tụ bù bằng đồng hồ vạn năng

Có nhiều cách đo tụ bù sống hay chết, thường gặp nhất là phương pháp kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng. Đây cũng là cách kiểm tra tụ bù hạ thế, cách kiểm tra tụ bù trung thế và dung lượng tụ bù. Phương pháp kiểm tra tụ bù gồm có các bước sau: 

Bước 1: Thực hiện xả tụ để tụ bù về trạng thái không tải. Việc xả tụ bù sẽ đảm bảo an toàn cho người thực hiện và hệ thống điện, tránh tình trạng gây hư hỏng thiết bị khi kiểm tra. Đồng thời việc xả tụ sẽ giúp kết quả đo tụ bù chính xác hơn. 

Bước 2: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện dung.

Bước 3: Bạn thực hiện nối tắt 2 pha, đo pha còn lại với 2 pha nối tắt. Bạn chia đôi kết quả đo sẽ ra dung lượng 1 pha ghi trên nhãn. Sau đó, tiến hành đo tương tự với những cặp cực còn lại để biết thông số dung lượng của 3 pha.

Cách kiểm tra tụ bù bằng đồng hồ vạn năng

Cách kiểm tra tụ bù bằng đồng hồ vạn năng

Lưu ý: Thông thường tụ bù của các hãng sẽ có thông số như sau:

  • Tụ 10 kVAr – 440V: có dung lượng một pha là 164 µF
  • Tụ 15 kVAr – 440V: có dung lượng một pha là 246,6 µF
  • Tụ 20 kVAr – 440V: có dung lượng một pha là 328,8 µF
  • Tụ 30 kVAr – 440V: có dung lượng một pha là 493,2 µF.

Một số đồng hồ vạn năng kiểm tra tụ bù tốt

Cách kiểm tra tụ bù hạ thế bằng đồng hồ vạn năng rất đơn giản và hiệu quả. Quan trọng nhất là bạn cần sử dụng đồng hồ đo phù hợp, chất lượng, đảm bảo kết quả đo chuẩn xác. Để thực hiện cách đo tụ bù, bạn có thể tham khảo những mẫu đồng hồ vạn năng dưới đây.

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009 là sản phẩm của hãng Kyoritsu. Đây là thiết bị đo và kiểm tra dòng điện, điện trở, điện áp, tụ điện,… đa năng với dải đo rộng. Đồng hồ vạn năng Kyoritsu này rất thích hợp để thực hiện cách kiểm tra tụ bù hạ thế, trung thế,… 

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009

Máy thực hiện phép đo điện nhanh chóng và cho kết quả có độ chính xác cao, đảm bảo an toàn cho người dùng và hệ thống điện. Thiết bị được dùng nhiều trong các ngành điện, điện tử, điện lạnh,… 

Thông số kỹ thuật:

  • DC V: 400mV/4/40/400/600V
  • AC V: 400mV/4/40/400/600V
  • DC A: 400/4000µA/40/400mA/4/10A
  • AC A: 400/4000µA/40/400mA/4/10A
  • Điện trở (Ω): 400Ω/4/40/400kΩ/4/40MΩ
  • Kiểm tra điốt: 4V/0.4mA
  • Hz: 5.12/51.2/512Hz/5.12/51.2/512kHz/5.12/10MHz
  • C: 40/400nF/4/40/100µF

Xem thêm: Cấu tạo, công dụng và cách kiểm tra contactor sống hay chết

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1021R

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1021R sở hữu khả năng đo đa dạng và vượt trội. Máy có thể thực hiện cùng lúc nhiều phép đo khác nhau, gồm có: đo dòng điện một chiều/xoay chiều, đo điện trở, điện áp, đo tụ điện, tần số,… Đây là công cụ lý tưởng cho các công việc sửa chữa, kiểm tra điện, thiết bị điện tử,… từ cơ bản đến chuyên sâu của kỹ sư, thợ điện.

Thông số kỹ thuật: 

  • DC V: 6.000/60.00/600.0V ±0.5%rd ±3dgt
  • DC mV: 600.0mV ±1.5%rdg ±3dgt
  • AC V: 6.000/60.00/600.0V ±1.0%rdg ±3dgt[40 – 500Hz]
  • AC mV: 600.0mV ±2.0%rdg ±3dgt[40 – 500Hz]
  • AC A: 6.000/10.00A ±1.5%rdg ±3dgt[45 – 500Hz]
  • Điện trở (Ω): 600.0Ω/6.000/60.00/600.0kΩ/6.000/40.00MΩ, ±0.5%rdg ±4dgt(600Ω), ±0.5%rdg±2dgt(6/60/600kΩ/6MΩ), ±1.5%rdg ±3dgt(40MΩ)
  • Điện dung: 60.00/600.0nF/6.000/60.00/600.0/1000µF, ±2.0%rdg ±5dgt(60/600nF), ±5.0%rdg ±5dgt(6/60/600/1000µF)
  • Tần số: ACV 99.99/999.9Hz/9.999/99.99kHz ±0.1%rdg ±3dgt; ACA 99.99/999.9Hz/9.999kHz ±0.1%rdg ±3dgt.

Đồng hồ vạn năng Hioki DT4254

Đồng hồ vạn năng Hioki DT4254 là thiết bị đo điện của hãng Hioki. Sản phẩm đồng hồ vạn năng Hioki này sở hữu nhiều tính năng vượt trội như: đo điện áp AC,/ADC, đo điện trở, đo thông mạch, tần số, đo tụ điện,… 

Đồng hồ vạn năng Hioki DT4254

Đồng hồ vạn năng Hioki DT4254

DT4254 hoạt động trong phạm vi nhiệt rộng, từ -10 ( 14 ° F ) đến 50 ° C ( 122 ° F ). Đặc biệt, thiết bị đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn với  CAT IV 600 V , CAT III 1000 V. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng máy.

Thông số kỹ thuật: 

  • DC V: 600,0 mV đến 1500 V; ± 0.3% rdg. ± 5 dgt.
  • AC V 40-500 Hz: 6.000 V đến 1000 V; ± 0.9% rdg. ± 3 dgt.
  • Tần số: 99,99 Hz đến 99,99 kHz; ± 0.1% rdg. ± 1 dgt.
  • Dò điện áp Hi: AC 40V – 600 V, Lo: AC80 V – 600 V

Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách kiểm tra tụ bù hạ thế, trung thế và dung lượng tụ bù bằng đồng hồ vạn năng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các thiết bị đo điện được nhắc đến trong bài, vui lòng truy cập Maydochuyendung.com, Hiokivn.comKyoritsuvietnam.net nhé. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ đến HOTLINE Hà Nội: 0902 148 147 – TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn trực tiếp nhé!