Cách nhận biết nước bị nhiễm mặn và phương pháp xử lý
17/04/2021 1542
Mùa nước ngập mặn ở ĐBSCL thường bắt đầu vào cuối tháng 1 kéo dài đến hết tháng 4. Tuy nhiên cũng có nhiều năm mùa mặn đến sớm và kéo dài lâu hơn khiến nhiều người dân không kịp tích trữ nước ngọt để dùng. Để người dân chủ động hơn khi ứng phó với xâm nhập mặn, bài viết này sẽ chia sẻ các cách nhận biết nước nhiễm mặn và phương pháp xử lý khi nước bị mặn cho bà con.
Cách nhận biết nước nhiễm mặn
Xét theo nồng độ muối hòa tan mà người đã phân nước ra thành 4 loại cơ bản:
- Nước ngọt: là nước có độ mặn < 1
- Nước lợ: có độ mặn từ 1 – 10
- Nước mặn: là nước có nồng độ muối hòa tan từ > 10 và < 30
- Nước muối: là nước có nồng độ muối hòa tan > 50
Các chuyên gia đã chỉ ra nhiều phương pháp để nhận biết nước có bị nhiễm mặn hay không. Trong đó, phổ biến nhất là 3 phương pháp dưới đây:
Nếm thử bằng miệng
Đây là phương pháp hoàn toàn thủ công. Nếu là người dân đã sống ở những xảy ra ngập mặn lâu năm thì có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt của nước khi sử dụng phương pháp này.
Nếu nước có độ mặn từ 0,5 – 1 thì khi nếm thử mặc dù vẫn thấy ngọt nhưng nếm kỹ hơn vẫn sẽ cảm thấy hơi tê tê ở phần đầu lưỡi. Mặc dù vậy thì đây vẫn là độ mặn trong ngưỡng cho phép của nước ngọt. Do đó người dân vẫn có thể sử dụng nước này để sinh hoạt và tưới tiêu như bình thường.
Nếu độ mặn của nước > 1 thì chắc chắn khi nếm bằng miệng bạn sẽ cảm nhận rõ vị mặn hơn. Độ mặn càng cao thì khi nếm thử càng cảm nhận thấy rõ hơn.
Tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích cao bởi vẫn có sự sai lệch đáng kể và chưa thực sự chủ động.
Thường xuyên theo dõi thông tin từ Trung tâm thủy lợi hoặc thông báo của địa phương
Vì tình trạng nước nhiễm mặn xảy ra hầu như hàng năm nên mỗi xã, địa phương đều có bảng thể hiện độ mặn của nước và thông báo thời gian xảy ra nhiễm mặn tới bà con hàng ngày.
Do đó người dân cần chủ động theo dõi và cập nhật tin tức về độ mặn thường xuyên của địa phương và trung tâm thủy lợi để chủ động tích trữ nước ngọt từ trước, tránh bị ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.
Sử dụng bút đo độ mặn
Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ người dân đo độ mặn của nước nhanh chóng, tiện lợi hơn so với những phương pháp thủ công. Một trong số đó phải kể đến là sản phẩm bút đo độ mặn.
Bút đo độ mặn là thiết bị chuyên dụng dùng để đo và kiểm tra nước tưới tiêu (chỉ số đo trong khoảng 0 – <2‰. Sở dĩ gọi là bút đo độ mặn là bởi vì nó có cấu tạo nhỏ gọn tương tự như hình chiếc bút. Máy có trọng lượng nhẹ nên có thể dễ dàng mang theo bên mình và di chuyển xa để kiểm tra các mẫu nước ở nhiều khu vực khác nhau, phù hợp cho việc đo độ mặn của nước biển trực tiếp.
Bút đo độ mặn rất dễ sử dụng, thao tác thực hiện dễ dàng chỉ cần nhúng vào nước là sẽ hiển thị ra kết quả tức thì. Phương pháp này rất được khuyến khích sử dụng vì có độ chính xác cao.
Phương pháp khắc phục nước nhiễm mặn
Bên cạnh việc tìm hiểu về cách nhận biết nước nhiễm mặn thì người dân cũng cần trang bị một số phương pháp xử lý để chủ động khắc phục.
Đầu tiên là nghiên cứu một số loại cây trồng ngắn ngày có khả năng chịu mặn tốt để trồng thay thế cho lúa, ngô trong thời gian hạn mặn. Mọi người có thể tham khảo thêm: Đất mặn thích hợp trồng cây gì để có năng suất tốt? để tìm câu trả lời.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra cách để người dân sống ở vùng nước bị nhiễm mặn cách lọc nước mặn thành nước ngọt. Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Chuyên gia mách nhà nông cách lọc nước mặn thành nước ngọt
Bên cạnh đó, nông dân cũng có thể áp dụng một số phương án dự phòng từ trước khi đến mùa nước nhiễm mặn như sau:
- Dự trữ nước ngọt trong bể chứa, túi nilon, bạt lớn từ 1 – 2 tháng trước mùa mặn để sử dụng
- Củng cố hệ thống đê bao quanh vườn để hạn chế nước mặn xâm nhập vào vườn, trồng cây chống xâm thực như đước để ngăn tình trạng nước nhiễm mặn
- Tỉa bớt cành lá cho cây để hạn chế tỷ lệ bốc hơi nước cho cây
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về cách nhận biết nước nhiễm mặn thực sự hữu ích cho bà con. Chúc bà con sớm vượt qua mùa nước nhiễm mặn này và đảm bảo được hoạt động sản xuất, lao động trong thời gian tới.