Có cần phải test kiểm tra dị ứng trước tiêm vaccine Covid-19 không?

05/08/2021 1275

Nhiều người lo lắng mình sẽ có phản ứng mạnh với 1 hoặc nhiều thành phần của vaccine Covid-19, thậm chí nguy hiểm hơn là sốc phản vệ. Vậy những đối tượng này có cần phải test kiểm tra dị ứng trước khi tiêm vaccine Covid-19 không và nếu có nên kiểm tra ở đâu? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất!

Dị ứng vắc xin là gì?

Theo PGS. TS. Hoàng Thị Lâm, vaccine cũng như thuốc đều có khả năng gây dị ứng cho bất kì ai và mỗi một thành phần đều đóng vai trò là một dị nguyên.

Tuy nhiên không phải ai cũng bị dị ứng vắc xin, chỉ có những người có cơ địa dị ứng mới có nguy cơ dị ứng vắc xin như dị ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng, dị ứng với thành phần nào của thuốc,…

dị ứng vaccine covid19

Dị ứng là tình trạng bệnh lý của phản ứng miễn dịch với dị nguyên

Có được test kiểm tra dị ứng trước tiêm vaccine Covid-19?

Trong tiêm chủng vaccine nói chung và vaccine Covid-19 nói riêng, các tổ chức Y tế thế giới không khuyến cáo test dị nguyên với tiêm vaccine, kể cả vaccine Covid-19.

Trước khi tiêm chủng, nhân viên y tế sẽ dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp, về những tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào, để từ đó họ cẩn trọng hơn trong việc quyết định việc tiếp tục hay dừng lại hoặc trì hoãn tiêm vaccine Covid-19.

Ví dụ trong quá khứ bạn đã từng bị sốc phản vệ khi tiêm, truyền nước, hay bạn có dị ứng với thức ăn như tôm, nhộng, hải sản,… cũng cần phải báo trước cho nhân viên y tế,

Muốn test dị nguyên vaccine Covid19, cần dựa vào từng thành phần và nhiều thời gian để thực hiện điều đó. Bên cạnh đó test dị nguyên cũng không chứng minh được người đó sẽ phản ứng với vaccine đó hay không. Vì test dị nguyên sẽ tiến hành bằng cách tiêm trong da, điều này không đúng với chỉ định tiêm vào bắp của nhà sản xuất. Do đó, khi test dị nguyên tiêm dưới da là làm sai cách, không được nhà sản xuất cho phép. Như vậy, khi xảy ra phản ứng, phản vệ thì đó là lỗi của đơn tổ chức tiêm chủng.

Xem thêm: Nếu không tiêm đủ liều vaccine Covid-19 thì hiệu quả còn lại bao nhiêu?

dị ứng vaccine covid19

Không phải ai cũng dị ứng với vaccine

Vậy làm sao để biết mình bị dị ứng với vaccine?

Hiện nay có rất nhiều phác đồ để tiếp cận và chẩn đoán dị ứng vắc xin ở những người có cơ địa dị ứng, thông qua các phương pháp như thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm, các thủ thuật hoặc các test kích thích với chính bản thân vắc xin và/hoặc thành phần vắc xin. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là thăm khám lâm sàng để nhận biết những người có nguy cơ dị ứng vắc xin.

Bạn có thể đến khám ở các trung tâm dị ứng – miễn dịch lâm sàng tại các bệnh viện lớn.

Test da là một thủ thuật khá phổ biến và có nhiều cách để tiến hành test da, nhiều có khuyến nghị nên test lẩy da với chính bản thân vắc xin và/hoặc thành phần vắc xin không pha loãng.

Nếu ai đó có tiền sử dị ứng nặng nên pha loãng vắc xin khi thực hiện test lẩy da (tùy từng vắc xin mà sẽ pha loãng với nồng độ khác nhau). Nếu test lẩy da âm tính cần thực hiện thêm test nội bì.

Tất cả các test này cần có test đối chứng để loại bỏ các trường hợp dương tính giả và âm tính giả.

Lưu ý test da cũng có thể gây phản ứng phản vệ, nên cần được thực hiện bệnh viện hoặc những nơi đảm bảo phương tiện cấp cứu và được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa hoặc có chứng chỉ về việc thực hiện test này.

Ngoài test da, có thể thực hiện xét nghiệm IgE đặc hiệu với dị nguyên (vắc xin) như protein trứng, protein sữa, gelatin, latex và nấm mốc hoặc kháng sinh (thành phần của vaccine).

Xem thêm: Những phản ứng sau khi tiêm vắc xin Moderna

dị ứng vaccine covid19

Test kiểm tra cũng cần được thực hiện ở những cơ sở trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu

Vậy người bị dị ứng vắc xin có được tiêm không?

Nếu test dị ứng dưới các xét nghiệm như test da, test kích thích là âm tính thì khả năng dị ứng vắc xin đó rất thấp. Nếu 1 trong các test trên có kết quả dương tính thì cần cân nhắc thay thế vắc xin khác không chứa thành phần gây dị ứng (nếu có).

Nếu không được thay thế thì cần phải tiêm tại cơ sở bệnh viện lớn có đầy đủ phương tiện cấp cứu , cân nhắc tiêm theo phác đồ liều tăng dần.

Nguồn tham khảo: Sức khỏe đời sống