Có nên ăn bánh chưng bị mốc? Mốc một góc ăn được không?

09/01/2023 838

Bánh chưng là đặc sản hương vị ngày Tết mà gia đình nào cũng có. Vấn đề thừa bánh chưng sau Tết là “nỗi nan giải” của nhiều người vì càng để lâu thì bánh chưng rất dễ bị mốc, thường gặp nhất là mốc một góc hoặc mốc lá. Vậy những chiếc bánh như vậy thì giá trị dinh dưỡng ra sao, có ăn được nữa không? Cùng tìm hiểu!

Tại sao bánh chưng dễ bị thiu mốc?

Bánh chưng mốc là do lá, thường mốc từ ngoài vào do nấm mốc có trong không khí. Vì vậy, lá dong dùng gói bánh phải rửa thật sạch, sau đó để ráo nước, tránh nơi có gió.

Tại sao bánh chưng dễ bị thiu mốc?

Tại sao bánh chưng dễ bị thiu mốc?

Khi gói bánh, bạn phải chắc tay, nhân bánh phải tươi sạch. Khi luộc xong phải rửa bánh ngay khi bánh còn đang nóng vì lúc này bánh đang nở to, nước sẽ không vào được. Nếu để nguội mới rửa thì nước sẽ ngấm vào gây hỏng bánh.

Không được ngâm bánh vào nước mặc dù ngâm bánh sẽ có màu sắc đẹp, khiến bánh đọng nước gây mốc, thiu bánh.

Khi luộc chín, trước khi lấy bánh, bạn cần vớt hết bọt, dùng bàn chải cọ sạch mặt ngoài, rồi xếp bánh thành hàng và ép cho ráo nước. Không nên ngâm gạo quá lâu mà vo sạch, để ráo nước để bánh không bị chua.

Trước khi gói bánh nên vẩy cho hết nước, trộn muối đảo đều. Bánh ngọt, nhân mật, mứt sen, mứt bí nhưng lại gói với thịt thì sẽ để được lâu hơn bánh mặn. Nhưng khi luộc bánh ngọt phải luộc riêng và thời gian luộc lâu hơn bánh mặn.

Có nên ăn bánh chưng bị mốc?

Mốc một góc ăn được không?

Mặc dù thời tiết Tết miền Bắc rét lạnh nên việc bảo quản thực phẩm cũng dễ dàng hơn, lâu hỏng hơn, tuy nhiên đã là thực phẩm không chứa chất bảo quản thì cũng chỉ được thời gian ngắn, vì vậy mà bánh chưng sau Tết để lâu rất hay bị mốc. Nhiều gia đình thường cắt bỏ phần mốc, tiếp tục ăn phần còn lại bởi nếu bỏ cả bánh thì rất lãng phí, nhưng như vậy có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm không?

Dưới đây là chia sẻ của PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Thực tế các chuyên gia đều khuyến cáo tốt nhất không nên ăn thực phẩm đã bị mốc vì sẽ sinh ra độc tố. Tuy nhiên dịp Tết, các gia đình gói bánh số lượng nhiều và để trong thời gian dài, bánh sẽ dễ bị mốc ở phần góc cạnh (không lan rộng ra cả bánh), khi đó, bạn hoàn toàn có thể cắt bỏ chỗ mốc và ăn các phần còn lại.

Bánh chưng bị mốc có ăn được không

Bánh chưng bị mốc có ăn được không

Nấm mốc xuất hiện ở một góc bánh, nhưng một số chủng nấm mốc có khả năng lên men làm bánh bị chua. Do đó, bạn cần cắt bỏ rộng ra xung quanh, chỉ lấy phần bánh còn nguyên lành, sau đó đem bánh hấp hoặc chiên cẩn thận trước khi ăn.

Trường hợp phần mốc lan ra quá nhiều, nên bỏ cả bánh, bởi khi đó vi khuẩn đã xâm nhập sâu bên trong, nếu ăn sẽ dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Xem thêm: Tết này ở nhà chơi trò gì? Gợi ý một số trò chơi Tết thích hợp với mọi lứa tuổi

Làm sao để bảo quản bánh chưng tốt

Để bánh không bị mốc, tốt nhất bạn nên gói lượng bánh vừa đủ để ăn trong những ngày Tết. Bảo quản bánh bằng cách để nguyên lá gói và cho vào tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần mặt cắt lấy giấy nilon bao kín lại hoặc cất giữ bằng cách hút chân không.

Bánh chưng mua về không cho ngay vào túi nilon mà treo lên. Nếu trời nồm, bạn nên cho vào ngăn mát của tủ lạnh.

Nếu bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng), nên luộc, chiên hoặc hấp lại và tiếp tục dùng. Bánh chưng để vào ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản 7-10 ngày; bảo quản được 5-10 ngày trong điều kiện bình thường.

Nếu không kịp tiêu thụ lượng bánh chưng, bạn có thể bảo quản trong ngăn đá, tuy nhiên khi rã đông nên bỏ xuống rã đông từ từ trong ngăn mát và sau đó có thể luộc, hấp lại để bánh đỡ sượng.

Xem thêm: Cách muối dưa cải chua nhanh, giòn và đẹp mắt cho ngày Tết

Nguồn tin: Tổng hợp