Giải nghĩa ký hiệu cầu chì trên xe ô tô và cách kiểm tra cầu chì bằng đồng hồ vạn năng
24/02/2022 1679
Cầu chì là một linh kiện điện tử không thể thiếu trên xe ô tô. Do mỗi động cơ điện trên xe ô tô đều sử dụng một cầu chì riêng nên để thuận tiện cho việc kiểm tra, sửa chữa thì bạn cần phải hiểu được ý nghĩa của ký hiệu cầu chì trên xe ô tô. Để làm rõ hơn, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giải nghĩa ký hiệu cầu chì trên xe ô tô
Các hãng xe ô tô hiện nay chủ yếu đang sử dụng 2 loại cầu chì chính là cầu chì lưỡi (cầu chì thuôn) và cầu chì ống thủy tinh.

Cầu chì trên xe ô tô
Trong đó, cầu chì lưỡi được sử dụng phổ biến nhất ở hầu hết các dòng xe ô tô và được phân làm 4 loại là Micro, Mini (APM, ATM), Standard (APR, ATC, ATO) và Maxi (APX). Còn cầu chì ống thủy tinh thì được dùng nhiều hơn ở dòng xe hơi và có 2 loại chính là cầu chì ống loại D và cầu chì loại liên kết hoặc HRC.
Mỗi loại này sẽ có ký hiệu khác nhau và đặc biệt, mỗi thiết bị trên xe ô tô như (điều hòa, đèn xe, cần gạt nước, radio,…) sẽ sử dụng một cầu chì riêng biệt. Vậy nên, bạn cần phải biết ký hiệu cầu chì ô tô để có thể dễ dàng xác định, kiểm tra và sửa chữa thay thế khi cần.
Dưới đây là một số ký hiệu cầu chì trên ô tô thường gặp:

Bảng cầu chì xe ô tô
- EAD (HIGHT): Cầu chì đèn pha.
- HEAD (LOW): Cầu chì đèn cos.
- TAIL (EXT): Cầu chì đèn hậu bên ngoài.
- TAIL (INT): Cầu chì đèn hậu bên trong.
- FOG LAMP: Cầu chì đèn sương mù.
- STOP: Cầu chì đèn phanh.
- METER: Cầu chì đèn đồng hồ taplo.
- HAZARD: Cầu chì đèn khẩn cấp.
- TURN: Cầu chì đèn báo rẽ.
- HORN: Cầu chì còi xe.
- DOME: Cầu chì đèn trần.
- HEATER: Cầu chì sưởi – quạt gió.
- A/CON: Cầu chì điều hòa xe (máy lạnh).
- P/WINDOW: Cầu chì cửa kính điện.
- RR DEF: Cầu chì sấy kính sau.
- D/LOCK: Cầu chì khóa cửa.
- CIGAR: Cầu chì đầu tẩu.
- WIPER: Cầu chì gạt mưa.
- ENGINE: Cầu chì qua hệ thống điện điều khiển động cơ.
- SUB Start: Cầu chì đề xe.
- AIR SUS: Cầu chì hệ thống treo.
- MEMORY: Cầu chì bộ nhớ.
- RAD: Cầu chì quạt két nước.
- ALT: Cầu chì máy phát điện.
- TOWING: Cầu chì rơ mooc.
- FITER: Cầu chì tụ lọc.
- SPARE: Dự phòng.
- FUSE PULER: Kẹp rút cầu chì khi thay.
Xem thêm: Cách kiểm tra dây điện bị đứt bằng đồng hồ đảm bảo an toàn
Cách kiểm tra cầu chì xe ô tô
Để khắc phục những sự cố xảy ra do cầu chì bị hỏng, bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết các bước kiểm tra cầu chì ô tô bằng đồng hồ vạn năng trong phần dưới đây:

Hướng dẫn kiểm tra cầu chì xe ô tô bằng đồng hồ vạn năng
Bước 1: Kiểm tra sơ bộ hệ thống điện của từng thiết bị trên xe khi không hoạt động để đánh giá nguyên nhân có phải do mất nguồn điện hay không. Sau đó kiểm tra cầu chì của hệ thống đó tại hộp cầu chì trong khoang động cơ hoặc bên trong khoang tài xế (tùy loại xe)
Bước 2: Lấy kẹp rút cầu chì ra để kiểm tra
Bước 3: Khởi động và điều chỉnh đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở (có thể dùng chức năng đo thông mạch nếu thiết bị có thang đo này). Khi bật chế độ đo thông mạch, đồng hồ vạn năng sẽ xuất hiện tiếng “bíp” báo hiệu.
Bước 4: Kết nối đồng hồ đo điện với đầu dò. Trước khi tiến hành đo, bạn có thể kiểm tra xem đồng hồ còn hoạt động tốt không bằng cách chập 2 que đo lại với nhau. Nếu nghe thấy tiếng “bíp” thì nghĩa là máy hoạt động bình thường.
Bước 5: Để 2 đầu dò chạm/cắm vào 2 chân của cầu chì theo thứ tự que đỏ đặt vào cực dương, que màu đen kết nối với cực âm. Nếu không biết xác định cực của cầu chì thì bạn có thể xem ký hiệu nằm ở mặt nắp hộp cầu chì hoặc nằm trong cẩm nang sửa chữa từng xe.
Bước 6: Nếu thấy đồng hồ vạn năng kêu tiếng “bíp” hoặc điện trở nhỏ tức là cầu chì còn hoạt động tốt. Còn nếu không nghe thấy âm thanh báo hiệu hoặc điện trở hiển thị vô cùng thì tức là cầu chì bị hỏng và bạn cần phải thay mới tương thích.
Lưu ý: Để đảm bảo tính chính xác của kết quả đo, bạn nên sử dụng đồng hồ vạn năng của các hãng nổi tiếng, uy tín trên thị trường như Hioki, Kyoritsu,… và tránh mua các sản phẩm trôi nổi trên thị trường. Một số đồng hồ vạn năng phù hợp để kiểm tra cầu chì mà bạn có thể tham khảo là: Kyoritsu 1021R, Kyoritsu 1109S, Hioki DT4254,…
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã biết cách phân biệt và hiểu được ý nghĩa ký hiệu cầu chì trên xe ô tô, nhờ đó hoàn thành công việc sửa chữa khi cần thiết, đảm bảo xe ô tô hoạt động bền bỉ, có tuổi thọ cao.