Học cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường bảo vệ sức khỏe gia đình

09/09/2020 2663

Bánh trung thu luôn là “nỗi sợ hãi” của người tiểu đường khi bệnh có thể nặng hơn khi thưởng thức các loại bánh. Vậy, giải pháp nào cho người tiểu đường vẫn có thể thưởng thức hương bị bánh trung thu mà không lo lắng về căn bệnh của mình? Bạn có thể học ngay 5 cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường rất đơn giản dưới đây để bảo vệ sức khỏe gia đình.

Xem thêm:

Người tiểu đường có nên ăn bánh trung thu không?

Theo những nghiên cứu từ Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, một chiếc bánh trung thu có trong lượng khoảng 170g sẽ cung cấp cho chúng ta từ 500- 700 calories. Một ví dụ chi tiết hơn, trong một chiếc bánh trung thu đậu xanh 176g sẽ có đến 19,5g là chất đạm, 27,5g là chất béo, 80,6g là đường.

Trong khi đó, đường trong bánh trung thu thuộc dạng dễ hấp thu nên sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Do vậy, bạn chắc chắn sẽ cần hạn chế ăn bánh trung thu để tránh ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường và các ảnh hưởng khác như tăng cân, rối loạn đường huyết, béo phì,…

Người bị tiểu đường cần chú ý về hàm lượng đường khi ăn bánh trung thu

Người bị tiểu đường cần chú ý về hàm lượng đường khi ăn bánh trung thu

Vậy nên, người tiểu đường nên hạn chế ăn bánh trung thu, nên ăn miếng nhỏ. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn những loại bánh trung thu làm từ đường không năng lượng. Đây là loại đường mà cơ thể không hấp thụ, hạn chế được nguy cơ làm hàm lượng đường trong máu tăng cao.

Bên cạnh đó, bạn có thể điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng khi ăn bánh trung thu. Một số mẹo cho bạn ăn bánh trung thu vẫn giữ sức khỏe tốt: giảm bớt phần tinh bột, tăng cường thêm rau xanh, tăng cường luyện tập, chỉ nên ăn một khẩu phần bánh nhỏ từ 5 – 10g bánh.

Cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường

Nếu bạn quá lo lắng về những chiếc bánh trung thu có lượng đường lớn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Tại sao bạn không tự mình làm các loại bánh trung thu ít đường cho giành. Dưới đây là 3 cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường.

Bánh trung thu hạt dẻ

Hạt dẻ luôn nằm trong danh sách các loại hạt tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người bị tiểu đường. Lựa chọn hạt dẻ làm nhân bánh trung thu không đường rất dễ ăn. Đây cũng là loại bánh thích hợp cho người ăn chay.

Bánh trung thu hạt dẻ tốt cho người bị tiểu đường

Bánh trung thu hạt dẻ tốt cho người bị tiểu đường

Chuẩn bị các nguyên liệu

  • Hạt dẻ được rang và xuyên nhuyễn – 120g
  • Dầu hạt nho (dầu oliu) – 118ml
  • Bột mì – 195g.
  • Nước, muối biển.

Đây là công thức làm bánh trung thu hạt dẻ để làm 6 chiếc với đường kính của bánh khoảng 6cm.

Các bước làm bánh trung thu

Làm nhân bánh

  • Bạn cần tiến hành trộn đều hạt dẻ đã được xay nhuyễn 44ml dầu hạt. Lưu ý, bạn cần trộn đến khi có được hỗn hợp mịn.
  • Chia hỗn hợp thành 6 phần và vo tròn.

Làm vỏ bánh trung thu  

  •  Bạn lấy 195g bột mì trộn đều với dầu hạt nho cùng nước, muối biển đến khi bột được mịn, dẻo.
  • Sau đó, chia bột thành 6 phần bằng nhau và vo tròn.

Tiến hành nặn và nướng bánh

Bạn dùng chày cán bột để cán phẳng viên bột mỳ. Sau đó, đặt phần nhân hạt dẻ vào giữa và dùng phần vỏ bao kín nhân. Sau đó, bạn có thể tạo hình cho bánh trung thu bằng khuôn.

Trước khi nướng bánh bạn cần rải bột mì lên khay và xếp bánh vào nước. Bạn nên nướng bánh ở nhiệt độ 170 độ C trong thời gian 20 phút.

Sau khi bánh chín, bạn lấy khay bánh ra khỏi lò ( lưu ý sử dụng bao tay cách nhiệt để tránh bị bỏng). Sau đó, bạn chỉ cần để nguội và thưởng thức.

Xem thêm:

Cách làm bánh trung thu trà xanh

Bột trà xanh cũng là một trong những thực phẩm tốt cho tim mạch nên được sử dụng rất nhiều trong làm bánh. Bạn cũng có thể tự làm một chiếc bánh trung thu matcha ít đường tại nhà đơn giản.

Bánh trung thu trà xanh được nhiều người yêu thích

Bánh trung thu trà xanh được nhiều người yêu thích

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh

  • 150g bột mỳ
  • 10g bột matcha
  • 19ml nước đường không calo
  • 150g đậu xanh không vỏ
  • 30ml sữa tươi không đường
  • Dầu thực vật
  • Các bước thực hiện

Cách làm nhân bánh 

  • Đậu xanh không vỏ được làm sạch và ngâm nước từ 3h – 4h.
  • Bạn chỉ cần hấp chín đậu xanh và trộn đều với nước đường không calo cho đến khi mềm mịn.
  • Tiếp theo, bạn chia nhân làm 4 viên tròn.

Làm vỏ bánh 

  • Tiến hành lấy 150g bột mỳ để trộn đều với bột matcha.
  • Sau đó, lấy tiếp 45ml nước đường, kết hợp với sữa tươi không đường để trộn đều hỗn hợp.
  • Tiến hành ủ bột bằng cách lấy màng bọc thực phẩm để bọc kín hỗn hợp trong 30 phút.
  • Tiến hành nhào bột đến khi bột dẻo và chia làm 4 viên tròn bằng nhau.

Trộn đều bột mì với bột trà xanh

Trộn đều bột mì với bột trà xanh

Cách nặn bánh

  • Bạn lấy cán bột mỳ để cán mỏng vỏ bánh, sau đó đặt nhân vào chính giữa.
  • Chú ý dùng tay nhẹ nhàng dùng phần vỏ bán bao kín nhân.
  • Sau đó, bạn cho vào khuôn để tạo hình thành bánh trung thu.

Hướng dẫn nướng bánh

  • Bạn có thể dùng giấy nến hoặc phủ bột mỳ và xếp bánh vào khay.
  • Cài đặt lò nước ở nhiệt độ 180 độ C, thời gian từ 8 – 10 phút.
  • Sau khi bánh chín, bạn dùng bao tay để lấy khay bánh ra ngoài và để nguội.

Xem thêm:

Cách làm bánh trung thu khoai lang tím

Khoai lang tím là một trong những thực phẩm có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, hỗ trợ làm ổn định huyết áp, ngăn người được ung thư. Đây cũng là loại bánh rất thích hợp cho người ăn chay, người đang ăn kiêng. Với loại bánh này, bạn sẽ không cần phải nướng nên rất dễ thực hiện.

Bánh trung thu khoai lang tím thích hợp cho người tiểu đường

Bánh trung thu khoai lang tím thích hợp cho người tiểu đường

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Khoai lang tím 400g
  • Đậu xanh không vỏ – 100g
  • Bột nếp đã rang 150g
  • Đường trắng 100g (có thể chọn đường không calo)
  • Dầu ăn 30ml

Các bước làm bánh trung thu khoai lang tím

Cách làm nhân bánh

Bạn cần ngâm đậu xanh không vỏ từ 3h – 4h (hoặc qua đêm). Sau đó rửa sạch lại với nước và nấu chín nhân mềm mịn.

Bạn làm nhuyễn đậu xanh và đun với 100g đường trắng đến khi đường tan hoàn toàn. Tắt bếp và để nguội bớt rồi làm thành 4 viên tròn bằng nhau.

Các bước làm vỏ bánh

  • Khoai lang gọt vỏ và làm sạch rồi hấp chín và làm nhuyễn như đậu xanh.
  • Bạn trộn đều khoai lang với 150g bột bắp cùng dầu ăn.
  • Chia hỗ hợp vỏ bánh thành 4 viên tròn.

Cách nặn bánh

  • Bạn chỉ cần cán mỏng viên khoai lang để làm vỏ.
  • Đặt đậu xanh vào giữa rồi phủ kín bằng vỏ, sử dụng khuôn bánh để tạo hình.
  • Cuối cùng, bạn chỉ cần cắt bánh và thưởng thức cùng gia đình.

Như vậy những chia sẻ trên đây chắc hẳn đa giúp bạn có thêm hiểu biết về lo lắng người tiểu đường có nên ăn bánh trung thu không. Đồng thời, bạn cũng có thể cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường đơn giản, hạn chế hàm lượng đường thấp nhất. Qua đó, Thietbichuyendung.com.vn hy vọng giúp bạn cùng gia đình có một mùa tết đoàn viên ấm cúng và khỏe mạnh.