Tại sao bánh trung thu bị mốc? Bí quyết làm bánh trung thu không bị mốc

10/09/2020 2457

Một trong những lỗi hỏng bánh trung thu quan trọng mà bạn cần biết chính là khi bánh bị mốc. Vậy, bạn có biết tại sao bánh trung lại mốc? Có những cách nào để khắc phục bánh trung thu không bị mốc? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây, các bạn cùng đón đọc nhé.

Tại sao bánh trung thu bị mốc?

Bánh trung thu bị mốc là một trong những hiện tượng bị hỏng quen thuộc ở một chiếc bánh khi đã quá hạn sử dụng lâu ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bắt gặp những trường hợp bánh vẫn còn hạn sử dụng hoặc mới làm nhưng vẫn bị mốc.

Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến bánh trung thu bị mốc? Dưới đây là những lỗi sản xuất và bảo quản khiến bánh bị mốc nhanh chóng.

Nguyên liệu làm bánh như bột mì, thịt, trứng, đậu xanh, các loại hạt hoặc gia vị không được tươi, đã bị hỏng, bị nấm mốc, có ký sinh trùng,…  Quá trình chế biến và làm bánh không được đảm bảo sạch sẽ, đúng vệ sinh đã khiến các nguyên liệu bị bẩn, nhiễm khuẩn làm dễ gây nấm mốc.

Bánh trung thu bị mốc có nhiều lý do khác nhau

Bánh trung thu bị mốc có nhiều lý do khác nhau

Trong quá trình làm bánh trung thu, người thực hiện không làm sạch các dụng cụ làm bánh, môi trường nơi làm bánh không đảm bảo hợp vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số công đoạn như làm nhân bánh, lượng đường thấp hơn nhiều so với mức yêu cầu cũng là nguyên nhân khiến bánh nhanh bị mốc.

Đối với các loại bánh trung thu như đậu xanh, trà xanh, hạt sen, … nếu có chứa dầu ăn trong nhân thì dầu sẽ thấm ra ngoài làm ướt phần vỏ có thể gây mốc. Khi đóng gói và bảo quản không chắc chắn khiến các loài vật như côn trùng xâm nhập vào trong bánh cũng là nguyên nhân phổ biến làm bánh bị nấm mốc.

Cách chọn mua bánh trung thu tránh

Nếu bạn là người mua bánh trung thu, bạn hãy là một người tiêu dùng thông thái trong việc lựa chọn những chiếc bánh thơm ngon để bảo vệ sức khỏe gia đình. Thietbichuyendung.com chỉ bạn cách chọn bánh trung thu chất lượng, không bị mốc.

Lựa chọn theo hình dáng bên ngoài.

  • Bạn nên chọn những chiếc bánh nướng mang màu vàng đều, hơi đậm màu và có độ bóng của lớp dầu.
  • Khi dùng tay ấn vào trên lớp vỏ của bánh cảm giác được độ mềm, bánh có sự đàn hồi nhẹ.
  • Nếu được cắt thử bánh, phần nhân không bị vụn.
  • Đối với các loại bánh trung thu dẻo, bạn cần chọn chiếc bánh được phủ một lớp bột mỏng, dùng tay ấn thì bánh có độ mềm, bánh không bị nhão hoặc dính.
  • Chú ý, bạn nên chọn những chiếc bánh không bị biến dạng, có màu sắc bình thường, không có hiện tượng nấm mốc hoặc mùi lạ.

Kiểm tra bánh được nướng có hương thơm, độ mềm vừa phải

Kiểm tra bánh được nướng có hương thơm, độ mềm vừa phải

Kiểm tra phần vỏ bánh

  • Trước khi quyết định mua bánh, bạn cần chú ý kiểm tra kỹ phần vỏ và hộp bánh để đảm bảo nguyên vẹn, kín, không bị không khí lọt vào.
  • Mỗi chiếc bánh sẽ có một gói hút ẩm đi kèm.
  • Bạn cũng cần xem đầy đủ các thông của chiếc bánh như loại bánh, tem mã sản phẩm, thành phần nguyên liệu, ngày sản xuất và hạn dùng, hướng dẫn sử dụng,…
  • Ngoài ra, bạn cần kiểm tra kỹ thông tin của nhà sản xuất như thương hiệu, các thông tin cần phải được in sắc nét, rõ ràng,…
  • Không nên chọn các sản phẩm bánh trung thu không có đầy đủ thông tin từ nhà sản xuất, logo, hình ảnh, chữ bị in nhòa, hết hạn sử dụng hoặc đã bị rách,…

Lưu ý chọn bánh trung thu cần đảm bảo đạt chuẩn chất lượng

Lưu ý chọn bánh trung thu cần đảm bảo đạt chuẩn chất lượng

Ngoài ra, bạn nên chọn mua bánh trung thu từ những nhà sản xuất, thương hiệu uy tín để được đảm bảo đúng quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế mua bánh trung thu từ hàng trôi nổi, hàng nhập khẩu, hàng kém chất lượng,… để bảo vệ sức khỏe gia đình mùa Trung thu.

Xem thêm:

Cách làm bánh trung thu tại nhà tránh bị mốc

Bí quyết để khi làm bánh không lo bị mốc là gì? Câu trả lời chính là trong phần chọn nguyên liệu và ngay trong các công đoạn làm bánh. Các mẹ hãy cùng xem ngay những chia sẻ bên dưới nhé.

Lựa chọn nguyên liệu

Các mẹ, các bạn tự làm bánh trung thu có một lợi thế chính là tự lựa chọn nguyên liệu cho những chiếc bánh của mình. Vậy nên đừng ngần ngại mà hãy lựa chọn những nguyên liệu tươi ngon, có xuất xứ rõ ràng để làm bánh nhé.

Bạn nên chọn các nguyên liệu sạch, không bị hư hỏng. Đồng thời, hãy luôn đảm bảo các khâu vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình làm để mang đến cho gia đình những chiếc bánh ngon, tốt cho sức khỏe nhất.

Công đoạn làm nước đường

Đây chính là một trong những công đoạn quan trọng góp phần làm nên độ ngon ngọt của chiếc bánh cũng như giữ bánh được lâu. Hỗn hợp nước đường thường bao gồm đường, nước, nước tro tàu, nước cốt chanh, mạch nha.

Nước đường để càng lâu bánh sẽ có hương bị thơm ngon

Nước đường để càng lâu bánh sẽ có hương bị thơm ngon

Bạn tiến hành vừa đun và khuấy nước cho đường tan hết. Khi nước đường đã tan hết thì để lửa nhỏ trong thời gian từ 25 – 30 phút. Sau đó bạn cho thêm mạch nha cùng nước cốt chanh và đun lửa nhỏ trong 20 phút.

Cuối cùng, bạn cần cho nước tro tàu vào để đun nhỏ tiếp 5 phút, tắt bếp và đợi nguội. Sau đó bạn có nước đường vào để đậy nắp kín. Bạn có biết nước đường để càng lâu thì làm bánh sẽ càng ngon hơn. Nếu nước đường vừa mới nấu xong và làm bánh thì chiếc bánh của bạn chỉ để được từ 1- 2 ngày sẽ bị ướt.

Công đoạn sên nhân

Khi tiến hành sên nhân, bạn nên cho dầu ăn vào khi nhân ngay từ đầu. Điều này giúp nhân và dầu ăn được hòa quện ngay từ đầu.

Sên nhân nên cho dầu ăn vào từ đầu

Sên nhân nên cho dầu ăn vào từ đầu

Ngược lại, khi bạn cho dầu ăn vào cuối công đoạn thì dầu ăn chỉ bám được ở bên ngoài nên nhân dễ bị khô, hay bị tách vỏ. Đồng thời, dầu ăn dễ bị thấm hút ra lớp vỏ khiến bánh bị ướt và dễ gây nấm mốc.

Công đoạn nướng bánh

Đây cũng là một trong những công đoạn quan trọng để bánh được nướng thơm ngon và đạt chuẩn. Trong đó, thời gian nướng sẽ phụ thuộc vào trọng lượng cũng như nhân của bánh. Khi bánh được nướng quá lâu sẽ khiến bánh bị khô, méo, nứt vỡ,… thậm chí là cháy đen.

Do vậy, khi nướng bạn có thể chia làm 2 lần để kiểm tra độ ẩm của bánh. Nếu bánh quá khô, bạn cần lấy ra và xịt thêm nước lạnh vào bánh và để bánh trong khoảng 5 phút.

Nướng bánh trung thu cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ và thời gian

Nướng bánh trung thu cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ và thời gian

Sau đó bạn mới tiếp tục nướng bánh. Bánh đạt chuẩn sẽ có vị thơm ngon cũng như thời gian bảo quản được lâu hơn.

Cuối cùng, nếu bạn muốn đóng gói bánh thì cần để bánh thật nguội. Trong quá trình đóng gói, bạn có thể sử dụng phương pháp hút chân không hoặc dùng gói hút ẩm để bảo quản bánh được lâu.

Xem thêm:

Hướng dẫn bảo quản bánh trung thu

Khâu bảo quản tưởng như rất đơn giản nhưng bạn vẫn cần phải chú ý để đảm bảo bánh luôn được tươi ngon. Đồng thời, bảo quản đúng cách sẽ giúp bánh có thời gian sử dụng lâu nhất trong hạn sử dụng được in trên bao bì.

  • Lưu ý luôn bảo quản bánh ở nơi khô ráo, sạch sẽ và tránh mưa nắng, bụi bẩn cùng côn trùng.
  • Chú ý thời gian sử dụng của bánh, nên ăn bánh trước hạn sử dụng của bánh càng sớm càng tốt.
  • Bạn có thể bảo quản bánh trong tủ lạnh để có thể dùng được từ 7 – 15 ngày.
  • Mách nhỏ cho bạn, bánh có thể được bảo quản trong ngăn đá nhưng cần sử dụng lò nướng hoặc vi sóng để làm nóng lại bánh khi muốn dùng bánh lâu ngày.

Xem thêm:

Những chia sẻ về tại sao bánh trung thu bị mốc chắc chắn sẽ giúp bạn có kiến thức bổ ích để có thể lựa chọn hoặc tự làm những chiếc bánh chất lượng. Qua đó, bạn sẽ có được những chiếc bánh ngon, an toàn cho sức khỏe để có mùa trung thu an lành.