Nước thải là gì? Cách xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp
28/05/2022 1565
Nước thải và cách xử lý chúng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy nước thải là gì? Cách xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp,… như thế nào? Hãy cùng Thiết bị chuyên dụng tìm hiểu ngay nhé!
Nước thải là gì?
Nước thải có tên tiếng anh là Wastewater. Đây là nguồn nước thừa được thải ra sau các hoạt động trong sinh hoạt, sản xuất,… Chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp,…
Chúng thường có màu xám và đen, đặc biệt có mùi hôi khó chịu. Trong nước thải có 95% là nước, còn lại là các chất thải, chất ô nhiễm phân hủy sinh học,… độc hại. Ví dụ như: vi khuẩn, virus, phân, cát, kim loại, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…
Xem thêm: Nước máy có sạch không? Nước máy có uống được không?
Phân loại nước thải
Người ta phân loại nước thải theo nguồn gốc của chúng. Cụ thể như sau:
Nước thải sinh hoạt
Trong tiếng anh, nước thải sinh hoạt được gọi là Domestic Wastewater. Đây là nguồn nước được phát sinh từ các hoạt động của con người. Ví dụ như tắm rửa, dọn dẹp, giặt giũ, nấu nướng,… Chúng bắt nguồn trong các hộ gia đình, khu dân cư, trường học, công sở,…
Trong nước thải sinh hoạt chứa một lượng nhỏ chất gây ô nhiễm. Có thể ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người. Thành phần có trong nước thải sinh hoạt gồm: vi sinh vật, các chất hữu cơ, vô cơ, chất dinh dưỡng, kim loại,…
Nước thải công nghiệp
Đây là nước thải có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất, kinh doanh, khai thác và chế biến…. Chúng có ở các xưởng sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp lớn,… Nên còn được gọi là nước thải nhà máy, nước thải dệt nhuộm,….
Ngoài ra, các nước thải không xác định là nước thải sinh hoạt cũng được phân loại thành nước thải công nghiệp.
Trong nước thải công nghiệp lại được chia thành 2 loại: nước thải sản xuất bẩn và nước thải sản xuất không bẩn.
- Nước thải sản xuất bẩn: chúng được tạo ra từ quá trình sản xuất sản phẩm, tẩy rửa máy móc, các hoạt động của nhân viên,… Có chứa nhiều chất độc hại như: BOS, COD, TSS, vi khuẩn, virus,…
- Nước thải sản xuất không bẩn: Chúng được dùng để làm nguội thiết bị nên được coi là nước thải không bẩn.
Nước thải nông nghiệp
Đây là nguồn nước thải phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp như canh tác, trồng trọt, chăn nuôi,… Nên còn gọi là nước thải chăn nuôi, nước thải trồng trọt,…
Trong nước thải nông nghiệp thường có hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón,… Đặc biệt, nước thải nông nghiệp thường không có hệ thống thu gom xử lý. Dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước thải ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người.
Xem thêm: Vi khuẩn coliform là gì? Coliform trong nước có nguy hiểm không?
Nước thải y tế
Là nguồn nước xả ra từ các bệnh viện, trung tâm y tế,… Chúng phát sinh từ các hoạt động thăm khám chữa bệnh, xét nghiệm,… Và từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày như tắm giặt, vệ sinh, nấu ăn,… của y bác sĩ và bệnh nhân.
Ngoài các thành phần giống nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện còn có các chất đặc trưng. Ví dụ như: vi khuẩn gây bệnh, mẫu bệnh phẩm sinh học, hóa chất độc hại, thậm chí là phóng xạ,… Vì vậy, nước thải y tế cần được xử lý riêng biệt.
Nước thải đô thị
Nhiều người nhắc đến thuật ngữ nước thải đô thị. Thực tế, đây là khái niệm chỉ chung các chất lỏng trong hệ thống thoát nước của thành phố, thị xã,… Chúng gồm có các loại nước thải như nước thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế,…
Bên cạnh các loại chất thải trên, còn có loại nước thải tự nhiên và nước thải thẩm thấu. Nước thải tự nhiên là các loại nước mưa, nước sông suối ao hồ,… đi qua các chất thải biến thành nước thải. Còn nước thẩm thấu là lượng nước thải ngấm vào các hệ thống cống thoát nước thông qua các khớp nối bị hở, đường ống bị lỗi hay các hố xí, hố gas,…
Xem thêm: Chất rắn lơ lửng trong nước là gì? Ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe
Quy chuẩn xử lý nước thải (QCVN nước thải)
QCVN nước thải được nhà nước quy định chi tiết về các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước thải theo tải lượng và lưu lượng nước. Chúng dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp, y tế,… khi thải ra tự nhiên như sông, hồ, ao, biển,.. Nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm nước thải gây hại cho sức khỏe con người và phá hủy môi trường tự nhiên.
Cách xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp
Có nhiều cách xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế,… Tùy theo mỗi loại nước thải và mức độ nhiễm bẩn mà người ta áp dụng những quy trình khác nhau. Nhìn chung, chúng sẽ được xử lý trong các nhà máy xử lý nước thải. Trải qua các quy trình xử lý vật lý, hóa học, sinh học,…
Sau khi được xử lý, một số nước thải có thể tái sử dụng. Ví dụ như làm mát, tẩy rửa máy móc trong công nghiệp,… Thậm chí có thể dùng làm nước uống nếu đã được xử lý một cách đảm bảo cho sức khỏe.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin về nước thải. Cũng như và cách xử lý các loại nước thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế,… Theo dõi trang tin của Thiết bị chuyên dụng để cập nhật những kiến thức bổ ích nhé!