Tiêm vacxin không bị sốt hay bị sốt sẽ tốt hơn?
14/09/2021 528
Sau khi tiêm vắc xin có người sẽ bị sốt hoặc không bị sốt. Vì vậy mà rất nhiều người thắc mắc tại sao mỗi người lại có phản ứng tác dụng phụ khác nhau, tại sao tiêm vắc xin không bị sốt và tiêm vắc xin không bị sốt có tốt không, hay bị sốt sẽ tốt hơn? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc!
Những phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin
Có rất nhiều định nghĩa về vắc xin, trong bài viết này, thietbichuyendung.com.vn sẽ giải thích một cách dễ hiểu nhất như sau: Vacxin chứa các phiên bản suy yếu của virus hay gần giống như virus (được gọi là kháng nguyên). Sau khi được tiêm vào người sẽ tạo ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh, nhưng chúng lại vô hại, ngược lại nhiệm vụ của chúng là tạo kích thích hệ thống miễn dịch để kháng thể với virut đó. Những kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các virus trong tương lai đến hơn 90%.
Vì vậy mà sau khi tiêm vắc xin sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn, phổ biến như: sốt, đau nhức, sưng tấy tại nơi tiêm; đau nhức cơ thể,…
Tuy nhiên tác dụng phụ ít hay nhiều, có hay không còn phụ thuộc vào cơ địa từng người, loại vắc xin,…
Xem thêm: Cách giảm bớt tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19
Tại sao tiêm vacxin về bị sốt?
Thường thường sau khi tiêm vắc xin, cơ thể thường bị sốt. Lý giải cho điều này là vì? Sau khi tiêm vắc xin, nghĩa là trong cơ thể đã xuất hiện kháng nguyên, cùng với một số hóa chất trong vắc xin,chúng đi vào máu và làm suy yếu cơ thể.
Trong não chúng ta có một vùng hạ đồi. Chức năng của nó là để nhận biết và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể (tầm trên dưới 37 độ C với người bình thường).
Mỗi khi bị ốm hay nhiễm bệnh nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn 37 độ C, vì có sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi rút lạ. Và sốt chính là dự báo chính xác về tình trạng cơ thể đang bị nhiễm trùng. Sốt càng cao thì nguy cơ càng bị tổn thương nhiều.
Vì vậy sau khi tiêm, nếu bị sốt cần phải theo dõi thường xuyên bằng nhiệt kế điện tử!
Như vậy, khi vắc-xin được tiêm vào, cơ thể cũng sẽ nhận diện nó với cơ chế tương tự như thế. Cơ thể nóng lên tức là hệ miễn dịch đang vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể của mình.
Tại sao sau khi tiêm vacxin không bị sốt?
Tuy nhiên, không phải ai tiêm vắc xin về cũng bị sốt, cùng một loại vắc xin nhưng có người tiêm vắc xin không bị sốt, có người lại sốt cao cộng nhiều phản ứng phụ khác, bởi vì:
Vắc-xin tạo ra số lượng kháng thể nhất định vào cơ thể là giống nhau, nhưng khoảng thời gian tạo ra đủ theo kế hoạch sản xuất thì mỗi người lại khác nhau.
Vì vậy đối với người bị sốt sau khi tiêm vắc xin nghĩa là cơ thể đang “chiến đấu” mạnh mẽ với kháng nguyên. Còn với người không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không chiến đấu, mà nó chiến đấu bằng cách nhẹ nhàng hơn.
Xem thêm: Mẹ bầu mắc Covid-19 có ảnh hưởng gì đến thai nhi, có gây dị tật không?
Tiêm vacxin không bị sốt hay bị sốt sẽ tốt hơn?
Hiện nay người dân nước đã và đang được tiêm vắc xin Covid-19 trên diện rộng, mỗi người có phản ứng phụ khác nhau. Vì vậy việc sau tiêm vaccine bị sốt có tốt không, không sốt có hiệu quả không được quan tâm rất nhiều.
Như đã giải thích ở trên thì dù có sốt hay không sốt, thì hệ miễn dịch đã nhận diện và sẽ đưa hình dáng của con “SARS-CoV-2” này vào danh sách tiêu diệt, để lần tới nếu con virus này xâm nhập cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ phát huy tác dụng.
Và sốt hay không sốt đều mang lại hiệu quả miễn dịch như nhau!
Có nên kén chọn vắc xin Covid-19?
Hiện có rất nhiều loại vắc xin chống Covid-19 khác nhau, mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng. Vậy nên đã xảy ra vấn đề kén chọn vắc xin.
Tuy nhiên, mọi người phải hiểu được những vấn đề như sau:
- Các loại vắc xin covid-19 sau khi được đưa về Việt Nam sử dụng, đều đã được kiểm duyệt, kiểm định chất lượng, an toàn một cách kỹ lưỡng nhất. Vì vậy không có chuyện là vắc xin tốt hay không tốt.
- Biến thể Covid-19 khá nguy hiểm và khó lường, tình trạng diễn biến tại Việt nam ngày một phức tạp, số ca lây nhiễm và tử vong cũng tăng cao. Vì vậy, hãy tiêm vắc xin khi có thể, cho dù là loại vắc xin nào! Tiêm vắc xin chính là tăng sự bảo vệ cho chính bản thân và người thân, cũng như xã hội.
Xem thêm: 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được cấp phép tại Việt Nam
Hi vọng qua bài viết này, mọi người đã trang bị cho mình được kiến thức và biết mình cần phải làm gì, tránh hoang mang bởi những tin tức không rõ ràng.