Cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số đo dòng điện, điện áp, điện trở chi tiết!
05/06/2021 1868
Đồng hồ vạn năng là dụng cụ phổ biến trong công việc kiểm tra và sửa chữa điện và máy móc. Dụng cụ này có thể đo dòng điện, điện trở, điện áp…. Trong bài viết này, mời bạn tìm thêm về cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số chi tiết!
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số
Đồng hồ vạn năng hiển thị số là một loại đồng hồ vạn năng điện tử được ứng dụng nhiều trong đo điện áp, đo dòng điện, đo điện trở, đo thông mạch… cho kết quả hiển thị trên màn hình bằng dạng số.
Cách dùng đồng hồ vạn năng hiển thị số đo dòng điện
Dưới đây là các bước sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số để đo dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều:
Bước 1: Đối với dòng điện xoay chiều – chỉnh thang đo của đồng hồ vạn năng về A~, đối với dòng điện một chiều – chỉnh thang đo của đồng hồ vạn năng về A-
Bước 2: Cắm que đen vào cổng chung COM, cắm que đỏ vào cổng 20A (dòng điện có độ lớn cỡ A) và cổng mA (dòng điện có cường độ nhỏ cỡ mA)
Bước 3: Đặt 2 que đo vào điểm cần đo
Bước 4: Đặt mức chuyển mạch cho đồng hồ tại thang đo DC.A – 250mA.
Bước 5: Thực hiện tắt nguồn điện mạch thí nghiệm
Bước 6: Cắm que đo theo chiều dòng điện của mạch thí nghiệm
Bước 7: Thực hiện bật nguồn điện của mạch thí nghiệm.
Bước 8: Kết quả hiển thị trên màn hình LCD
Lưu ý:
Nếu kết quả đo dòng điện hiển thị nhỏ hơn 25mA thì tại bước 4 đặt chuyển mạch sang DC.A – 25mA
Nếu kết quả hiển thị nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang DC.A – 2,5mA
Bạn có thể tham khảo một số model đồng hồ vạn năng số đo dòng điện được bán chạy hiện nay như: đồng hồ vạn năng Hioki DT4256, đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009, Kyoritsu 1021R ,… Đây đều là các sản phẩm đồng hồ vạn năng cao cấp đến từ các thương hiệu thiết bị điện nổi tiếng như Hioki, Kyoritsu,… Mỗi sản phẩm đều có độ bền cao, khả năng đo chính xác, thang đo đa dạng, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
>>> XEM THÊM: Cách đo dung lượng pin bằng đồng hồ vạn năng chi tiết, dễ thực hiện!
Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử đo điện trở
Đồng hồ vạn năng hiển thị số được ứng dụng trong đo đạc nhiều trong đó có đo điện trở.
Bước 1: Đưa đồng hồ về thang đo điện trở (Ω)
Bước 2: Cắm que đen và que đỏ vào cổng (que đen – COM, que đỏ – V/Ω
Bước 3: Cắm que đen và đỏ vào đầu (que đen – COM, que đỏ – (+))
Bước 4: Đặt 2 que vào 2 đầu của điện trở
Bước 5: Tiến hành đo điện trở
Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị.
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số đo điện áp
Bước 1: Đặt đồng hồ tại thang AC (một chiều) và DC (xoay chiều)
Bước 2: Cắm que đen vào cổng COM và que đỏ vào cổng V/Ω
Bước 3: Que đo màu đen cắm vào đầu COM, que màu đỏ cắm vào đầu (+)
Bước 4: Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V hoặc AC.V thích hợp
Bước 5: Đặt 2 que đo vào vị trí 2 điểm cần đo
Bước 6: Kết quả hiển thị ở trên màn hình
Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử đo độ tiếp giáp P-N
Bước 1: Cài đặt đồng hồ về thang đo điốt hoặc thông mạch.
Bước 2: Cắm que đen và que đỏ vào 2 đầu nguồn
Bước 3: Khi diode phân cực thuận thì giảm áp bé hơn 1, khi diode phân cực ngược thì không giảm áp.
Những lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số
- Người dùng đồng hồ vạn năng không nên nhầm giữa việc đo dòng điện hay đo điện trở vào điện áp xoay chiều có thể khiến đồng hồ bị hỏng.
- Trường hợp để thang đo dòng điện xoay chiều vào nguồn một chiều thì đồng hồ không báo kết quả
- Ngắt nguồn điện trước khi đo điện trở trong mạch
- Trường hợp đo điện trở nhỏ dưới 10Ω để cho kết quả chính xác ta nên đặt que đo và chân điện trở tiếp xúc gần nhau
- Trường hợp đo điện trở lớn hơn 10Ω, tuyệt đối không được để tay động vào cả 2 que đo vì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Khi người dùng kiểm tra lớp tiếp giáp thì que màu đen là nguồn pin (-) và que màu đỏ là nguồn pin (+)
Trên đây là những thông tin tổng hợp về cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số đo điện trở, dòng điện, đo điện áp, đo độ tiếp giáp P-N. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!
>> XEM THÊM: