Tại sao F0 theo dõi tại nhà nên sử dụng máy đo nồng độ Oxy trong máu?

28/07/2021 1612

Máy đo nồng độ Oxy trong máu có tầm quan trọng như thế nào đến việc kiểm soát tình trạng sức khỏe, đặc biệt là những bệnh nhân mắc Covid.

Máy đo nồng độ oxy trong máu là gì?

Đây là thiết bị y tế đã có từ rất lâu, được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là những đối tượng như người già, người cao tuổi mắc các bệnh lý như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,…

Máy đo nồng độ oxy trong máu có thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng và bảo quản, được y tế khuyên dùng để giám sát và kiểm tra sức khỏe tại nhà và phòng khám. Máy có chức năng chính là đo sự bão hòa oxi (SpO2) trong mạch máu và nhịp tim giúp phát hiện hiện tượng bất thường để có cách xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Nói thêm về chỉ số nồng độ oxi trong máu, thì bên cạnh các yếu tố như: nhiệt độ, mạch, nhịp thở và huyết áp, chỉ số SpO2 còn được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể.

Xem thêm: Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú có thể tiêm vắc xin ngừa Covid-19 hay không?

đo nồng độ oxy trong máu

Máy đo nồng độ oxy trong máu cần phải có cho người bệnh F0 khi theo dõi tại nhà

Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường?

Thông qua máy đo nồng độ oxy trong máu sẽ cho kết quả trong vài giây, độ chính xác ~ 2% thì bạn sẽ biết được ngưỡng an toàn và bất bình thường của chỉ số SpO2, để đưa ra hướng xử lý kịp thời, đặc biệt là những ca bệnh F0 đang chữa trị tại nhà.

  • Nếu chỉ số SpO2 khoảng 97% – 99%: oxy trong máu tốt.
  • Nếu chỉ số SpO2 khoảng 94% – 96%: oxy trong máu trung bình – cần cho thở thêm oxy.
  • Nếu chỉ số SpO2 khoảng 90% – 93%: oxy trong máu thấp – nên có y tá hoặc bác sĩ theo dõi hoặc đến bệnh viện gần nhất.
  • Nếu chỉ số SpO2 < 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: đây là các dấu hiệu suy hô hấp rất nặng.
  • Nếu chỉ số SpO2 < 90% là một cấp cứu trên lâm sàng.

đo nồng độ oxy trong máu

Máy đo nồng độ Oxy trong máu có độ nhạy cao, kết quả chính xác

Tại sao F0 nên sử dụng máy đo nồng độ Oxy trong máu?

Hiện nay tình trạng dịch bệnh Virut SARS-CoV-2 đang diễn biến khá căng thẳng, bệnh viện dã chiến mở rộng hơn và đang có nguy cơ quá tải, vì vậy những ca F0 (chưa có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ) có thể được theo dõi tại nhà.

F0 không có triệu chứng hoặc tình trạng nhẹ có thể chuyển biến thành nặng trong thời gian ngắn, vì vậy không được phép xem nhẹ mà phải luôn theo dõi, giám sát sức khỏe của mình để báo cho y tế gần nhất khi đang thực hiện cách ly và điều trị tại nhà. Diễn tiến nặng thường xuất hiện suy hô hấp và giảm oxy máu nặng từ ngày thứ 7 – 8 kể từ khi khởi phát bệnh.

Chính bởi vậy mà máy đo nồng độ Oxy trong máu là thực sự rất cần thiết cho người bệnh Covid lúc này.

Theo các bác sĩ, nếu sau khi đo nồng độ oxy trong máu, thấy chỉ số như sau thì cần liên hệ thông báo với nhân viên y tế:

  • Nhịp mạch < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút khi người được đo đang nghỉ ngơi. Ngưỡng giá trị này không áp dụng cho trẻ em, các vận động viên và những người có tiền căn bệnh lý tim mạch, rối loạn nhịp tim.
  • SpO2 < 94% khi người được đo đang thở khí trời hoặc khí phòng. Ngưỡng giá trị này không áp dụng cho những người có tiền căn bệnh hen suyễn, bệnh phổi mạn tính, suy tim.

Đối với người nhiễm virut SARS-CoV-2 có chỉ số SpO2 < 92% cần có chỉ định điều trị oxy liệu pháp cho người bệnh. Đồng thời cần được cho nhập viện và theo dõi sát diễn tiến tình trạng suy hô hấp tại bệnh viện.

Nếu chỉ số nồng độ oxy trong máu >92% nhưng có biểu hiện diễn biến nặng như khó thở, suy hô hấp, thở nhanh, cũng cần phải được nhập viện để theo dõi và điều trị.

F1 có cần máy đo nồng độ Oxy trong máu không?

Đối với những ca F1 chưa có triệu chứng của nhiễm SARS-CoV-2, không cần phải sử dụng máy đo nồng độ Oxy trong máu, vì chưa cần thiết.

Nếu có các dấu hiệu nghi nhiễm Covid-19 như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải báo ngay cho cán bộ y tế địa phương để có được những hướng dẫn xử lý kịp thời.

Xem thêm: 80% người mắc Covid-19 có biểu hiện nhẹ bệnh tự khỏi, có phải không?

Hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ Oxy trong máu không?

B1: Trước khi sử dụng máy đo nồng độ Oxy trong máu cần kiểm tra xem có còn pin hay không? Nếu pin yếu cũng cần phải thay mới để đảm bảo kết quả cho ra được chính xác nhất.

B2: Mở kẹp máy sau đó đặt một ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Lưu ý kết quả sẽ không chính xác nếu có sơn móng tay, móng tay giả, móng tay quá dài.

B3: Mở nguồn khởi động máy, không cử động tay khi đo, kết quả sẽ cho ra ngay trên màn hình chỉ sau 1 – 2 giây.

B4: Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.

đo nồng độ oxy trong máu

Các chỉ số đo nồng độ oxy trong máu

Cách đọc các thông số:

  1. Chỉ số nồng độ Oxy kí hiệu là SpO2, đơn vị % (giá trị bình thường: 94 – 100%)
  2. Nhịp mạch sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim, hoặc vị trí ghi chữ PR (tùy loại máy), đơn vị đo lần/phút (giá trị bình thường: 60-100 lần/phút đối với người lớn lúc nghỉ ngơi)

Như vậy có thể thấy tầm quan trọng của máy đo nồng độ oxy trong máu đối với người bệnh F0 quan trọng như thế nào. Ngoài ra một số thiết bị y tế khác giúp bạn kiểm soát được tình trạng bệnh như máy đo huyết áp. Và cần phải thông báo cho nhân viên y tế nếu tình trạng bệnh ngày một nặng.