Tụ chống sét là gì? Cách đo tụ chống sét

25/02/2022 978

Là một linh kiện đặc biệt trong hệ thống mạch điện mà hầu như gia đình nào cũng có tuy nhiên rất ít người biết đến tụ chống sét chứ đừng nói đến cách kiểm tra nó như thế nào. Chính vì vậy, trong bài viết này, Thietbichuyendung.com.vn sẽ giải thích cho bạn tụ chống sét là gì, cách đọc thông số tụ chống sét và cách đo tụ chống sét an toàn, hiệu quả. Cùng dõi theo nhé!

Khái niệm tụ chống sét

Tụ chống sét (tên tiếng anh: Varistor) còn được gọi là tụ điện chống sét, tụ chống quá áp. Nó là một loại điện trở đặc biệt được dùng với mục đích bảo vệ mạch điện, thiết bị điện chống các đột biến do điện áp cao (ví dụ: sét đánh) phá hủy việc cung cấp điện cho các thiết bị. Nhờ đó, bảo vệ an toàn cho các thiết bị điện trong nhà.

Tụ chống sét

Tụ chống sét

Tụ điện chống sét trong bảng mạch điện được ký hiệu là RV, MOV, RDV hoặc VR. Linh kiện này có cấu tạo 2 chân tương tự như tụ gốm cao áp (ký hiệu là C) để phân biệt với các tụ chống sét khác. Tụ chống quá áp thường được mắc song song với mạch điện cần bảo vệ và nối với 2 cực nguồn nuôi thông qua cầu chì.

Xem thêm: Thạch anh trong điện tử là gì? cách kiểm tra thạch anh sống hay chết

Cách đọc thông số tụ điện chống sét

Mặc dù là một linh kiện điện trở nhưng người ta lại không sử dụng đơn vị như Ohm hay công suất để tính thông số tụ chống sét mà điện áp kẹp mới là thông số quan trọng nhất của nó.

Điện áp kẹp là lượng điện áp tối đa trong một thiết bị bảo vệ, có tác dụng ngăn chặn sự gia tăng điện năng trong mạch. Thông số này càng thấp thì khả năng bảo vệ điện của tụ chống quá áp càng tốt và ngược lại.

Cách đọc thông số tụ điện chống sét

Cách đọc thông số tụ điện chống sét

Cách đọc thông số tụ chống sét sẽ còn phụ thuộc vào giá trị ghi bằng ký hiệu trực tiếp được in trên thân tụ (thường nằm ngay sau giá trị điện dung). Đây là giá trị cho biết mức điện áp cực đại mà tụ chống quá áp có thể chịu được. Nếu điện áp vượt quá ngưỡng này thì tụ điện sẽ bị nổ.

Hướng dẫn kiểm tra tụ chống sét bằng đồng hồ vạn năng

Ở phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách đo tụ chống sét bằng thiết bị đo điện chi tiết và đúng kỹ thuật nhất. Cùng thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Sử dụng tua vít mở mạch điện và xác định vị trí của tụ chống quá áp (nó thường được nối đến cầu chì, có kích thước nhỏ như đồng xu và màu sắc khá nổi bật). Sau khi đã xác định được tụ chống sét, bạn đánh giá bằng mắt thường xem nó có biểu hiện hỏng (cháy, gãy chân, đứt,…) hay không. Nếu có thì thay ngay một tụ mới tương ứng là được.

Bước 2: Trong trường hợp quan sát thấy tụ vẫn bình thường, không có dấu hiệu bị hỏng thì hãy từ từ tháo các mối hàn ra và lấy tụ ra ngoài.

Kiểm tra tụ chống sét bằng đồng hồ vạn năng

Kiểm tra tụ chống sét bằng đồng hồ vạn năng

Bước 3: Sau khi tháo tụ ra khỏi mạch, bạn dùng đồng hồ vạn năng có chức năng đo điện trở để tiến hành đo tụ điện chống sét.

Bước 4: Chỉnh núm vặn của đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở 1000 Ohms. Đặt một đầu dò của đồng hồ và đầu kết nối của tụ chống sét, đầu còn lại đặt lên đầu còn lại của tụ.

Bước 5: Xem kết quả được trả về trên màn hình hiển thị. Điện trở thấp thì nghĩa là tụ chống sét bị hỏng, bạn nên thay một cái mới. Còn nếu kết quả hiển thị gần như vô hạn thì nghĩa là tụ vẫn còn tốt.

Bước 6: Lắp lại tụ vào mạch theo vị trí ban đầu và khởi động lại các thiết bị điện tử.

Lưu ý: Để đảm bảo tính chính xác của kết quả đo cũng như an toàn trong quá trình kiểm tra thì bạn cần phải ghi nhớ:

Trên đây là những thông tin liên quan đến tụ chống sét mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho bạn trong công việc và sử dụng điện.

Nếu bạn đang tìm kiếm những chiếc ampe kìm chính hãng từ các thương hiệu lớn trên thị trường với xuất xứ rõ ràng, có chế độ bảo hành tốt thì bạn có thể liên hệ tới hotline 0902 148 147 (Hà Nội) – 0979 244 335 (Hồ Chí Minh) hoặc truy cập vào địa chỉ website maydochuyendung.com, hiokivn.com, kyoritsuvietnam.net . Đây đều là những địa chỉ uy tín và hoạt động lâu năm trên thị trường, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn dịch vụ và sản phẩm tốt nhất.