Độ pH trong ao nuôi tôm là gì? Cách điều chỉnh độ pH trong ao nuôi tôm

12/03/2021 2513

Độ pH thích hợp trong ao nuôi tôm cần nằm trong khoảng từ 7.5 đến 8.5. Nếu nằm ngoài ngưỡng này, thủy sinh trong ao sẽ gặp tình trạng như: bỏ ăn, lười vận động, nổi trên mặt nước. Lâu dần có thể dẫn đến tình trạng chết dẫn đến thiệt hại về kinh tế.

Chỉ số pH trong ao nuôi tôm được đo bằng máy đo pH: thiết bị đo chất lượng nước. Sản phẩm giúp bà con nhanh chóng kiểm tra được độ pH trong ao.

Độ pH trong ao nuôi tôm là gì?

Độ pH trong ao nuôi tôm là một chỉ số của nước, nó được dùng để đánh giá chất lượng nước nuôi trồng tôm, các loài thủy hải sản có trong nước. Chỉ số pH trong ao nuôi tôm có quyết định tới khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm. Bên cạnh đó còn quyết định đến chất lượng tôm khi bà con nuôi thả.

Ao nuôi tôm

Ao nuôi tôm

Việc đo và kiểm soát chỉ số pH trong ao nuôi là cần thiết. Nó giúp bạn có thể chủ động hơn khi gặp phải những tình huống đặc biệt như: Độ pH giảm hoặc tăng đột ngột dẫn đến mất cân bằng pH trong môi trường nước nuôi. Từ đó, người nuôi sẽ có phương án để điều chỉnh độ pH trong ao phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất cần chú ý điểm gì? Kỹ thuật nên biết!

Cách nhận biết độ pH trong ao nuôi tôm bất thường

Theo dõi tình trạng của tôm để có thể biết được về diễn biến chỉ số nước trong ao. Việc này giúp cho bà con nông dân có thể chủ động điều chỉnh để có được môi trường nước lý tưởng khi nuôi tôm.

Dựa vào một số dấu hiệu dưới đây có thể biết được ao nuôi tôm có dấu hiệu bất thường:

Tôm chậm ăn, bơi ít, thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước: Đây là dấu hiệu quan trọng bạn cần biết khi kiểm tra tôm. Rất có thể, độ pH trong nguồn nước của bạn tăng hoặc giảm đột ngột. Kéo theo đó, các chỉ số liên quan như độ mặn, oxy hòa tan cũng bị ảnh hưởng. Điều này khiến tôm gặp phải tình trạng trên.

Quan sát để thấy được rõ tình trạng của tôm

Quan sát để thấy được rõ tình trạng của tôm

Đất nền ao là đất bị nhiễm phèn, chưa xử lý triệt để: Đây cũng là nguyên nhân mà khiến cho môi trường nước ao nuôi có chỉ số pH bất thường. Có thể tăng hoặc giảm đột ngột.

Nước ao chuyển màu xanh đậm, nước lờ đờ: Tảo xanh cùng với các vi sinh vật trong nước phát triển quá nhiều sẽ khiến pH có những biến động lớn trong ngày. Ban ngày, bạn sẽ thấy pH tăng cao là do quá trình quang hợp của tảo và độ pH giảm khi tảo tàn.

Để kiểm tra độ pH trong ao, tốt nhất bạn nên thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Ngoài ra, sau khi trời mưa, bạn cũng nên test lại độ pH bạn nhé!

Xem thêm:

Cách điều chỉnh độ pH trong ao nuôi tôm chuẩn chỉnh

Cách tăng độ pH ao nuôi tôm

Vậy, khi độ pH giảm xuống thấp, làm sao để có thể tăng độ pH? Đầu tiên, cần xác định lý do khiến ao nuôi gặp tình trạng này. Để hạn chế tối đa nguyên nhân do đất nền ao nhiễm phèn, mặn. Cần xử lý đáy ao trước khi thả tôm. Có thể dùng bằng vôi để cải tạo.

Cải tạo ao

Cải tạo ao

Nếu pH ao nuôi bị giảm do mưa to, nước thoát không kịp. Bạn có thể rải vôi tôi Ca(OH)2 xung quanh bờ ao với lượng 10 – 20 kg/m2. Cách này có thể giúp cân bằng pH trong ao nhanh chóng, chủ động.

Ngoài ra, việc sử dụng các hạt trao đổi ion cũng là cách tăng độ pH trong ao nuôi tôm. Tuy nhiên, vì ao nuôi tôm có diện tích lớn kéo theo chi phí lớn, khiến giá thành sản xuất cao, hiệu quả kinh thế thấp.

Một số máy đo pH nổi bật:

Cách giảm độ pH trong ao nuôi tôm

Làm sao để giảm độ pH trong ao nuôi khi chỉ số này vượt quá ngưỡng cho phép? Cần tìm ra nguyên nhân khiến ao của bạn gặp tình trạng này. Xử lý như sau:

Giảm độ pH bằng đường mật liều lượng 0,3 kg/1000m2 vào buổi sáng: Thật ra, cách này được đánh giá là rẻ và nhanh. Đặc biệt nó an toàn với ao nuôi. Tuy nhiên, tốc độ hạ pH chưa cao. Bà con có thể thử khi pH khoảng 8.5.

Dùng đường mật giảm pH ao nuôi tôm

Dùng đường mật giảm pH ao nuôi tôm

Nếu pH cao do tảo: sử dụng formol với liều lượng 3-4 ml/m3 phun đều quanh ao để giảm mật độ tảo. Thông quá cách này, độ pH trong ao nuôi sẽ được giảm.

Ngoài ra, sự dư thừa thức ăn trong khi nuôi cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến pH trong ao giảm. Chính bởi vậy, bà con chú ý theo dõi để có điều chỉnh phù hợp.

Cách giữ chỉ số pH trong ao nuôi tôm

Để giữ chỉ số pH trong ao nuôi tôm, đầu tiên bạn cần kiểm soát lượng nước ra và vào. Đảm bảo cung cấp đầy đủ. Nước sạch và không có thêm tạp chất.

Tiếp đến, các chỉ số của nước ổn định để đảm bảo pH không tăng / giảm đột ngột. Đây là điều quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sống của tôm.

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bà con về chủ đề độ pH trong ao nuôi tôm. Để đảm bảo năng suất nuôi thả tôm, độ pH của nước nuôi là yếu tố quan trọng giúp tôm tăng trưởng tốt nhất. Cần lưu tâm và kiểm tra thường xuyên để có vụ nuôi thắng lợi!

Hãy truy cập ngay thietbichuyendung.com.vn ngay hôm nay để đọc những thông tin hữu ích cho mình bạn nhé!