Nước giếng khoan có sạch không? Cách lọc nước giếng khoan
28/05/2022 1044
Nước giếng khoan đang được nhiều gia đình sử dụng. Vậy nước giếng khoan có sạch không? Cách lọc nước giếng khoan như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau để biết câu trả lời nhé!
Nước giếng khoan là gì?
Trước khi biết nước giếng khoan có sạch không và cách lọc nước giếng khoan, chúng ta cùng tìm hiểu xem nước giếng là gì nhé!
Nước giếng khoan hay còn gọi là nước giếng đào. Đây là nguồn nước ngầm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người. Chúng được khai thác bằng cách dùng các thiết bị máy móc khoan sâu vào lòng đất bằng.
Nguồn nước này được tích trữ trong nhiều lớp đất đá trầm tích trong thời gian dài, thậm chí đến hàng trăm năm. Ngoài ra, còn có các nguồn nước thẩm thấu từ mặt đất tạo ra nguồn nước ngầm gồm: nguồn nước mưa và nguồn nước ao hồ, sông rạch. Nước giếng thường được dùng tại khu vực nông thôn.
Xem thêm: Nước máy có sạch không? Nước máy có uống được không?
Nước giếng khoan có sạch không?
Bản chất của nước giếng khoan là nguồn nước ngầm thấm sâu trong lòng đất. Chúng trải qua các tầng địa chất đất đá, hòa tan nhiều khoáng chất và lọc bỏ cặn bẩn. Vì vậy, nước giếng khoan sạch và có nhiều khoáng chất.
Tùy vào thổ nhưỡng của từng khu vực mà nước giếng khoan có đặc điểm khác nhau. Nhìn chung, nước giếng không màu, không mùi, trong, sạch và rất mát. Tuy nhiên, ngày nay nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm nặng nề. Dẫn đến tình trạng nước giếng khoan bị nhiễm bẩn. Nên người ta cần lọc nước giếng khoan trước khi sử dụng.
Nước giếng đào có tốt không?
Hiện nay, nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Bao gồm hóa chất, hợp chất hữu cơ độc hại, kim loại nặng… Bạn có thể sử dụng các máy kiểm tra nước để biết nước giếng đào có tốt không. Thực tế, nước giếng đang gặp các tình trạng sau:
Nước giếng bị nhiễm đá vôi thành nước cứng
Nước bị nhiễm đá vôi khiến nồng độ ion canxi (Ca2 +), magiê (Mg2 +) và các kim loại trong nước cao vượt mức an toàn. Lúc này, nước giếng bị cứng, bị đắng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Xem thêm: Nước cứng là gì và những tác hại của nước cứng
Độ pH thấp
Nước giếng có độ ph bao nhiêu? Theo khảo sát, nguồn nước giếng hiện nay đang có độ PH thấp hơn so với trước đây. Có thể do trong nước chứa thêm các loại axit hay oxit axit hòa tan, ảnh hưởng đến chất lượng nước giếng. Bạn có thể dùng máy đo độ PH để kiểm tra lại nguồn nước của mình.
Nước nhiễm hóa chất, kim loại
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa,… khiến môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguồn nước ngầm bị ngấm nhiều chất hóa học, chất trừ sâu, chất thải,… Nếu không lọc nước giếng khoan mà dùng trực tiếp, sẽ gây hệ lụy đến sức khỏe của người dùng.
Đặc biệt, trong nước còn chứa các chất kim loại: Asen, chì, nitrat, sắt, thủy ngân, crom… Có thể gây nên các bệnh nguy hiểm như ung thư, rối loạn thần kinh, tổn thương thận,…
Nhiễm mặn, nhiễm phèn
Nước giếng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn do nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn. Ảnh hưởng đến chất lượng nước khi sử dụng.
Xem thêm: Các thông số đánh giá chất lượng nước sạch sinh hoạt và sản xuất
Tác hại khi dùng nước giếng khoan bị ô nhiễm
Nếu nước giếng bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của người dùng. Dưới đây là những hậu quả có thể xảy ra nếu dùng nước giếng bị bẩn.
- Dùng nước giếng bị nhiễm chì, mangan, asen,… để ăn uống sẽ gây ra các bệnh về da và đường tiêu hoá, sỏi thận,…. Thậm chí gây bệnh ung thư rất nguy hiểm.
- Dùng nước giếng ô nhiễm để tắm rửa sẽ khiến da bị viêm, tóc bị khô, răng ố vàng,…
- Các đồ dùng trong nhà bị hoen gỉ, ăn mòn,…
Cách lọc nước giếng khoan
Như đã nói, hiện nay nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm. Thường xuyên xảy ra tình trạng nước giếng khoan bị đục, có mùi tanh, có mùi hôi,… Nước giếng khoan có màu trắng đục. Có nhiều phương án xử lý tình trạng này. Bạn có thể tham khảo những cách lọc nước giếng khoan dưới đây nhé!
Xây bể lọc nước
Đây là phương pháp truyền thống để lọc nước giếng dùng cho sinh hoạt. Hệ thống bể lọc gồm 3 ngăn: lắng, lọc và chứa. Người ta dùng các vật liệu là cát, than hoạt tính và sỏi. Tuy nhiên, cách này không quá hiệu quả. Bể lọc chỉ loại bỏ được các tạp chất có kích thước lớn. Các chất hữu cơ hoà tan có kích thước nhỏ, kim loại nặng hay các vi khuẩn vẫn còn trong nước.
Lắp hệ thống bể lọc
Hiện nay, có nhiều máy móc, thiết bị chuyên dụng để lọc nước giếng khoan. Ví dụ như bộ lọc đầu nguồn, máy lọc nước, bình lọc nước,… Bạn có thể lắp đặt các hệ thống lọc này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nước giếng và nước máy là hai nguồn nước chính dùng trong sinh hoạt. Trong đó, nước máy được lọc qua hệ thống của nhà máy nước sạch. Người ta đánh giá nước máy đảm bảo vệ sinh hơn nước giếng khoan. Vì thế bạn có thể dùng nước máy thay cho nước giếng nhé! Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với những khu vực có nhà máy cấp nước sạch.
Bài viết đã cung cấp các thông về nước giếng cũng như cách lọc nước giếng khoan. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Theo dõi trang tin của Thiết bị chuyên dụng để cập nhật thêm kiến thức thú vị nhé!